Bánh mì hoa cúc còn gọi là Harrys Brioche Bread có nguồn gốc từ nước Pháp. Đây món bánh truyền thống của Pháp ngon nổi tiếng cực kỳ được ưa chuộng không chỉ tại Pháp mà còn tại nhiều các quốc gia khác. Bánh mì hoa cúc được làm từ các nguyên liệu chính là bơ, bột mì và vani. Khi bánh nướng chín xong sẽ nở bung thớ vàng ươm đẹp mắt, trông giống như hoa cúc. Đặc biệt, cách làm bánh mì hoa cúc này cũng đơn giản, không cầu kỳ nhưng khi thưởng thức thì phải nói là ngon tuyệt vời bởi hương vị đặc biệt của nó. Bánh xốp mềm, thớ bánh dai có thể xé thành sợi, ăn không hề bị ngấy như bánh truyền thống. Hiện, bánh mì hoa cúc đang hô mưa gọi gió về độ hot trong thời gian gần đây tại nước ta. Vậy cùng vào bếp với monngon123.com để tìm hiểu cách làm bánh mì hoa cúc thơm ngon ngay tại nhà mà hương vị không thua kém gì ngoài hàng nhé. Mời bạn chú ý theo dõi.
Nguyên liệu làm bánh mì hoa cúc
– Bơ động vật không muối: 38 gram.
– Kem tươi 30 – 35% béo: 80 gram.
– Sữa tươi không đường: 40 gram.
– Đường: 40 gram.
– Chiết xuất va-ni: 3 ml
– Muối: 2 gram.
– Bột bánh mì (bột mì dai/ số 13): 260 gram – 300 gram.
– Men instant: 5 g
– Hạnh nhân lát: 20 gram để trang trí (không bắt buộc)
Dụng cụ làm bánh: Khuôn loaf cỡ 24 x 10 x 6 cm hoặc khuôn có kích thước tương đương. Trường hợp, không có khuôn bánh thì có thể nướng bánh trên khay đã được lót giấy nến hoặc khay được chống dính hoặc tấm nướng silicon. Nướng bánh mì mà không có khuôn thì bánh sẽ bị bè về chiều ngang một chút xíu.
– Sử dụng lò nướng bánh chuyên dụng hoặc có thể thay thế bằng nồi chiên không dầu, lò vi sóng, lò thủy tinh có chế độ nướng là được.
– Phới lồng, trộn bột, bát, muỗng, máy trộn bột (nếu có)…
Cách làm bánh mì hoa cúc ngon hảo hạng
Bước 1: Lấy một cái âu sạch, cho kem tươi, bơ, sữa tươi vào âu. Đem âu hỗn hợp đi đun cách thủy, trong quá trình nấu cách thủy cần khuấy liên tục cho tới khi bơ tan chảy hết và các nguyên liệu được hòa quyện hoàn toàn với nhau. Để hỗn hợp âm ấm khoảng 30-35 độ là thích hợp nhất. Bởi nếu để hỗn hợp nóng quá sẽ có thể làm chết men khi trộn men.
Bước 2: Đập hai quả trứng gà vào bát. Lấy đũa đánh trứng tan nhẹ, không được đánh bông trứng.
Bước 3: Dùng cân để cân bột chia làm hai phần: phần 1 gồm 260 gram bột + 5 gram men, trộn đều bột và men. Phần 2 gồm 50 gram bột.
Bước 4: Khi thấy hỗn hợp bơ sữa trong âu đã nguội bớt đi thì cân 75 gram trứng (tương đương 1.5 quả trứng) đổ vào âu. Nêm 2 gram muối, vani vào âu. Trộn đều hỗn hợp. Phần trứng thừa còn lại giữ lại, dùng để quét lên mặt bánh.
Bước 5: Cho 1/2 phần bột thứ nhất đã được cân ở trên vào trong âu đựng bơ trứng sữa. Trộn đều cho các nguyên liệu quyện lại với nhau. Sau đó, cho hết phần còn lại của phần bột thứ 1 vào âu trộn cùng cho thật đều hỗn hợp.
Bước 6: Lấy khăn sạch phủ lên miệng âu lại từ 10-15 phút để bột ngấm ẩm. Sau 15 phút kiểm tra mà thấy bột còn ướt nhiều thì đổ tiếp phần bột thứ 2 (50 gram) được cân ở trên vào.
Bạn nên chia thành nhiều lần cho bột, mỗi lần từ 10-15 gram, trộn bột xong kiểm tra lại bột. Khi thấy bột còn hơi ướt, dính tay nhưng không quá dính vào âu là được. Không nên nhào bột khô quá, sẽ làm bánh bị khô, không bảo quản được lâu. Nên để bột hơi ướt một chút rồi dùng thêm bột khô khi nhồi sẽ hợp lý hơn.
Bước 7: Bạn chịu khó nhồi bột bằng tay tầm 10-15 phút, khi khối bột được mịn, dẻo, có độ đàn hồi tốt là được. Bột có đàn hồi tốt là khi bạn ấn tay lên bột thì vết lõm sẽ tự đàn hồi trở lại như lúc ban đầu. Nếu bạn nhồi bột bằng máy nên đặt ở tốc độ thấp, nhồi tầm 5-7 phút, khối bột mịn dẻo là đạt. Không nên nhồi bột quá đà sẽ khiến gluten bị hỏng, khi đó bột sẽ bị ướt nhão.
Bước 8: Quét 1 lớp dầu ăn mỏng ở mặt trong của âu. Cho khối bột vào âu. Lật bột để lớp ngoài khối bột được phủ một lớp dầu ăn giúp bột không bị khô khi ủ. Lấy khăn ẩm đậy miệng âu lại, ủ trong nhiệt độ phòng tới khi lượng bột nở gấp hai lần. Thời gian ủ bột tầm 60-90 phút tùy thuộc vào nhiệt độ phòng. Nếu nhiệt độ phòng ấm áp bột sẽ nở nhanh hơn.
Bước 9: Sau thời gian ủ bột, bột đã nở gấp hai lần, bạn cần ép hơi khí trong bột thoát hết ra ngoài. Rồi lại nhồi bột lại nhẹ nhàng từ 1-2 phút để các thớ bột được thư giãn, thả lỏng. Bạn tạo hình bột thành khối, sau đó cho vào âu, đậy khăn ở trên miệng âu để ủ bột lần 2 ở nhiệt độ phòng tới khi bột nở gấp đôi là được. Lần ủ bột lần 2 mất khoảng 40-70 phút, nhanh hơn ủ bột lần đầu. Nếu bạn có nhiều thời gian thì lấy màng bọc thực phẩm bọc kỹ khối bột lại cho vào ngăn mát tủ lạnh để ủ khoảng 2-2.5 tiếng, khi đó bột đã nở gấp 2 lần. Bột được ủ trong tủ lạnh sẽ giúp bạn dễ dàng tạo hình hơn và giúp bánh ngon hơn, thớ bánh dai hơn.
Bước 10: Sau khi ủ bánh lần hai xong, đem bột bánh ép để thoát hết khí ra ngoài. Nhồi bột nhẹ nhàng 1 phút. Chia bột làm 3 phần. Vê mỗi phần bột thành sợ dài 28-30cm, bạn vê dài hơn độ dài của khuôn bánh một chút. Tết ba sợi bột lại với nhau thành bím, đặt vào khuôn, đậy khăn ẩm lên trên, ủ ở nhiệt độ phòng cho tới khi bột nở được 80% là đạt yêu cầu.
Với những bạn dùng khuôn silicon thì không cần chống dính. Còn bạn nào dùng khuôn kim loại thì nên quét lớp bơ bên trong khuôn, rồi lấy bột rắc phủ lên để chống dính cho khuôn bạn nhé.
Bước 11: Bật lò nướng ở nhiệt độ 175 độ C – 2 lửa. Sau đó, lấy phần trứng thừa hòa cùng 1 thìa cà phê nước, lấy rây lọc lại trứng 1 lần. Sau đó, lấy chổi quét chuyên dụng quét trứng nhẹ nhàng lên trên mặt bánh. Xếp thêm hạnh nhân xắt lát lên trên mặt bánh.
Bước 12: Nướng bánh khoảng 25-28 phút ở trong lò nướng có nhiệt độ 175 độ C. Bạn không nên nướng bánh quá lâu sẽ khiến bánh dễ bị khô.
Bước 13: Khi bánh chín, lấy bánh ra khỏi khuôn, để bánh nguội. Khi bánh nguội hoàn toàn, cho bánh vào túi nilong buộc kín, bảo quản trong 2-3 ngày. Hoặc để bảo quản bánh mì hoa cúc tầm 2 tháng thì bạn nên bọc kỹ bánh lại rồi cho vào ngăn đá, khi muốn ăn thì bạn chỉ cần cho bánh xuống ngăn mát rã đông là được.
Cách sử dụng bánh mì hoa cúc đúng cách
– Bánh mì hoa cúc hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai dùng làm bữa ăn sáng nhanh gọn hoặc dùng làm bữa ăn trong ngày. Bánh hoa cúc có chứa hàm lượng đường ít nên phù hợp với những người bị tiểu đường, người đang ăn kiêng, giảm cân…
– Bánh giàu dinh dưỡng. Khi thưởng thức có vị ngọt thanh, mềm mịn, béo ngậy của bơ, độ dai dai của thớ bánh.
– Thưởng thức bánh mì hoa cúc phù hợp với nhiều loại đồ uống khác nhau như mứt trái cây, sữa tươi, cà phê… tùy khẩu vị riêng từng người để lựa chọn cho phù hợp. Trong các buổi cắm trại, pinic, dã ngoại, đi du lịch với gia đình, người thân, bạn bè…đem theo bánh mì hoa cúc thì ngon hết sảy.
– Bảo quản bánh ở nơi khô ráo, không có ánh mặt trời chiếu trực tiếp. Nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh là tốt nhất. Thời gian bảo quản bánh tối đa lên tới 20-25 ngày.
Vậy là bạn đã cùng monngon123.com hoàn thành món bánh mì hoa cúc thơm ngon tuyệt đỉnh rồi đó. Khi mới làm lần đầu bạn sẽ hơi lúng túng một chút. Nhưng không sao chỉ làm tới lần thứ 2 là bạn đã thành thạo và làm ngon như đầu bếp rồi. Hãy vào bếp và thực hiện ngay và luôn món bánh mì hoa cúc hót nổi tiếng này nhé và đừng quên khoe ngay thành quả với bạn bè trên mạng xã hội nhé. Biết đâu bạn có tài làm bánh mà chưa được khai quật, phát hiện ra thì sao. Có khi bạn sắp thành đầu bếp làm bánh ngọt thứ thiệt không thua kém gì thợ bánh chuyên nghiệp đâu nhé.