CÁCH LÀM CHẢ LỤA (GIÒ LỤA) KHÔNG HÀN THE, GIÒN DAI

CÁCH LÀM CHẢ LỤA (GIÒ LỤA) KHÔNG HÀN THE, GIÒN DAI

Học cách làm chả lụa (giò lụa) truyền thống, bạn có thể tự chế biến và thưởng thức tại nhà mà không cần lo ngại thực phẩm có chứa hàn the hay không đảm bảo vệ sinh. Thấu hiểu điều đó, monngon123 giới thiệu đến bạn cách làm chả lụa đơn giản nhanh chóng mà vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon.

CÁCH LÀM CHẢ LỤA (GIÒ LỤA) KHÔNG HÀN THE, GIÒN DAI
Cách làm chả lụa truyền thống được rất nhiều người tìm kiếm (Ảnh: Internet)

Giò lụa là món ăn truyền thống của người Việt, thường xuyên xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết hay giỗ đám. Hiện nay, giò lụa được bày bán rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, đứng trước tình trạng một số cơ sở sản xuất chả lụa kém chất lượng, chứa hàn the ảnh hưởng sức khỏe đã khiến nhiều người có tâm lý hoang mang, lo lắng.

Chính vì vậy, nhiều người đã chủ động tìm hiểu phương pháp làm giò lụa (chả lụa) để có thể tự làm tại nhà. Chỉ với 5 thao tác đơn giản dưới đây, bạn đã có thể thu được thành phẩm thơm ngon chiêu đãi cả nhà.

Học cách làm chả lụa không hàn the cùng monngon123

Nguyên liệu

– 600g thịt heo (loại nạc dăm)

– 1 củ hành tím

– ½ muỗng bột năng

– Lá chuối

– Dụng cụ: Dây buộc, hộp thủy tinh, nồi hấp, màng bọc thực phẩm

– Gia vị: Hạt nêm, tiêu xay, dầu ăn, muối, đường, nước mắm

Cách làm giò lụa thịt heo đơn giản

Sơ chế nguyên liệu

Chà xát muối lên bề mặt miếng thịt heo, rửa lại nhiều lần với nước để khử sạch mùi tanh rồi để trên rổ cho thật ráo nước rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.

Bóc vỏ hành tím, rửa sạch, đập dập, băm nhỏ.

Rửa lá chuối cho sạch bụi bẩn, dùng khăn khô lau lại một lần nữa.

CÁCH LÀM CHẢ LỤA (GIÒ LỤA) KHÔNG HÀN THE, GIÒN DAI
Ưu tiên dùng phần nạc dăm để làm chả lụa (Ảnh: Internet)

Xay thịt làm chả

Cho thịt heo vào trong âu lớn, thêm hành tím băm nhỏ, 1 muỗng hạt nêm vào cùng, trộn đều. Bí quyết để có món chả lụa ngon đúng điệu là ướp thịt với gia vị trong vòng khoảng 30 phút.

Cho thịt heo đã ướp vào trong máy xay, tiến hành xay nhuyễn rồi lấy ra cho vào hộp thủy tinh.

Tiếp tục nêm gia vị gồm: 1 muỗng đường, ½ muỗng hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê muối vào thịt xay, trộn đều.

CÁCH LÀM CHẢ LỤA (GIÒ LỤA) KHÔNG HÀN THE, GIÒN DAI
Xay thịt nhuyễn mịn để làm chả lụa (Ảnh: Internet)

Đậy kín nắp hộp, cho vào ngăn đá tủ lạnh để trong khoảng 2-3 tiếng.

Sau khoảng thời gian này, lấy thịt ra ngoài chia thành nhiều phần nhỏ, cho lại vào máy xay, thêm ít nước rồi xay mịn. Đây là cách làm chả lụa bằng máy xay sinh tố đơn giản đang được rất nhiều người áp dụng.

Quết thịt mịn

Cho 1 muỗng dầu ăn, ½ muỗng bột năng vào hỗn hợp thịt xay, dùng muỗng quết cho đến khi thịt đều, mịn thì dừng thao tác.

CÁCH LÀM CHẢ LỤA (GIÒ LỤA) KHÔNG HÀN THE, GIÒN DAI
Dùng muỗng quết thịt mịn và đều (Ảnh: Internet)

Gói chả lụa

Trải màng bọc thực phẩm lên mặt phẳng, quét lớp dầu ăn mỏng lên trên rồi cho giò sống vào cuộn tròn.

Cuộn chặt tay, cột 2 đầu màng bọc thực phẩm, cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 2 tiếng.

Sau thời gian đó, tháo lớp màng bọc bên ngoài ra, đặt cuộn chả vào giữa lá chuối (đã quét lớp dầu ăn mỏng).

Dùng dây buộc cố định thanh chả rồi tiến hành buộc thật chặt tay và trông thật đẹp mắt là hoàn thành cách gói chả lụa.

CÁCH LÀM CHẢ LỤA (GIÒ LỤA) KHÔNG HÀN THE, GIÒN DAI
Thực hiện cách gói chả lụa đòi hỏi cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận (Ảnh: Internet)

Hấp chả

Đặt chả lụa đã buộc chặt vào xửng, bắc lên bếp hấp trong vòng 45-60 phút, vớt ra ngoài.

Đợi chả lụa nguội, bạn có thể cắt trình bày, thưởng thức. Như vậy, bạn đã cách làm chả lụa thịt heo đơn giản ngay tại nhà.

CÁCH LÀM CHẢ LỤA (GIÒ LỤA) KHÔNG HÀN THE, GIÒN DAI
Hấp chả trong vòng khoảng 45-60 phút (Ảnh: Internet)

Một số lưu ý

– Bạn nên chọn miếng thịt có màu đỏ tươi, dày, săn chắc, có độ đàn hồi cao và không có mùi hôi khó chịu.

– Nếu làm chả lụa để bán, bạn nên sử dụng máy quết thịt để rút ngắn thời gian thực hiện.

– Ngoài lá chuối, bạn cũng có thể dùng giấy nến, giấy bạc để cuộn chả lụa.

– Thay vì hấp, bạn cũng có thể cho chả vào nồi nước bắc lên bếp luộc chín.

Mẹo bảo quản chả lụa

CÁCH LÀM CHẢ LỤA (GIÒ LỤA) KHÔNG HÀN THE, GIÒN DAI
Bảo quản chả lụa trong ngăn mát tủ lạnh và để dùng dần khi cần (Ảnh: Internet)

– Sau khi hấp chả chín, bạn để chả nguội hẳn rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Theo cách này, bạn có thể bảo quản chả lụa được trong vòng 5-7 ngày.

– Bạn cần lau dao thật khô khi cắt chả lụa. Vì nước sẽ làm chả lụa nhanh hỏng và mất đi hương vị thơm ngon.

– Với phần chả đã cắt ra để sử dụng nhưng vẫn còn thừa, bạn cũng có thể bảo quản trong ngăn máy tủ lạnh. Tuy nhiên, đối với loại chả này, bạn không nên để quá 8 tiếng.

Phân biệt giò chả có hàn the bằng mắt thường

– Hàn the là một loại chất thường được cho vào giò, chả để khiến miếng giò dai chắc hơn, đồng thời cũng có tác dụng bảo quản và làm thực phẩm trông đẹp mắt. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, dùng hàn the từ 5gam trở lên có thể gây ngộ độc cấp tính và dẫn đến tử vong. Với liều lượng ít hơn cũng có thể gây ngộ độc mãn tính, gây ra nhiều bệnh về gan, thận, suy nhược cơ thể và nhiều tác hại nguy hiểm khác.

– Mặc dù hàn the là chất bị Bộ Y tế Việt Nam liệt kê vào danh sách các hóa chất cấm sử dụng trong vai trò của phụ gia thực phẩm, thế nhưng tình trạng dùng hàn the trong giò chả vẫn đang là hiện trạng nhức nhối khó loại bỏ tại Việt Nam. Dưới đây là một số cách nhận biết trong giò chả có hàn the để các bạn nhận diện cũng như phòng tránh ăn nhiều, gây hại cho sức khỏe.

– Nếu giò chả làm nguyên chất từ thịt nạc ngon thì sau khi luộc lên hoặc hấp giò chả, không khí bên trong giò chả sẽ nở ra và tạo thành những lỗ rỗng bên trong. Còn nếu khi cắt giò chả phần bên trong mịn và đẹp thì chắc chắn mẻ giò chả này đã bị ướp chất phụ gia như hàn the hoặc cho thêm các loại bột để giảm phần thịt thực tế.

CÁCH LÀM CHẢ LỤA (GIÒ LỤA) KHÔNG HÀN THE, GIÒN DAI

Giò chả nguyên chất thường có nhiều lỗ rỗng bên trong

– Đối với chả cũng như vậy, nếu vỏ chả hơi sần sùi, không mịn và phần thịt bên trong mềm có nhiều lỗ rỗ nhỏ thì đó là chả không chứa hàn the. Ngoài ra bạn có thể nhận biết giò chả có chứa hàn the hay không bằng cách dùng giấy nghệ để thấm vào giò chả, nếu giấy tẩm nghệ chuyển màu từ vàng sang đỏ thì có chứa hàn the bởi vì hàn the có tính kiềm cao.

Phân biệt bằng cách sờ và ngửi

– Khi ăn giò chả, nếu bạn thấy quá bở hoặc không có vị béo nhưng thơm và dai thì chắc chắn là miếng giò chả đó có chưa hàn the. Mùi thơm thực tế của giò chả chỉ thơm nhẹ, khi ăn không bị nát, không bị khô cứng và khi sờ vào thấy hơi ươn ướt chứ không khô cong. Nhiều người thường nghĩ giò chả càng thơm thì càng hấp dẫn và nguyên chất, tuy nhiên thực tế là điều hoàn toàn ngược lại.

“Bỏ túi” cách làm chả lụa trên, bạn đã có thể tự tin vào bếp thực hiện ngay để cả nhà thưởng thức. Không hàn the, đảm bảo vệ sinh và hương vị thơm ngon hấp dẫn, bạn còn chần chừ gì nữa mà không xắn ngay tay áo trổ tài?

Chúc bạn chế biến thành công!

Tham khảo thêm: máy xay giò chả hiện đại, bền, đẹp

CÁCH NẤU PHỞ GÀ ĐƠN GIẢN THƠM NGON CHUẨN VỊ

CÁCH NẤU PHỞ GÀ ĐƠN GIẢN THƠM NGON CHUẨN VỊ

Vào những ngày thời tiết se lạnh mà cả gia đình cùng quây quần bên nhau và thưởng thức tô phở gà nóng hổi thì còn điều gì tuyệt vời hơn. Bạn thường nghĩ cách nấu phở gà phức tạp nên sẽ lựa chọn ra quán ăn để nhanh gọn. Nhưng với công thức dưới đây bạn sẽ dễ dàng thực hiện món ăn này ngay tại nhà mà vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon.

Phở Gà – Món Ăn Tinh Tuý Của Phố Cổ

Phở gà đã trở thành món ăn tiêu biểu, không thể thiếu trong ẩm thực của người Việt Nam. Có nguồn gốc từ mảnh đất Hà Nội nhưng hiện nay phở đã trở nên phổ biến ở mọi miền đất nước và được nhiều người yêu thích. Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa các loại gia vị đặc trưng giúp phở gà có hương vị đậm đà, ngọt thanh hơn so với phở bò. Màu sắc tổng thể của món ăn khá bắt mắt với bánh phở trắng mềm; nước dùng óng ánh mỡ gà; lá chanh, hành tươi thơm lừng và thịt gà vừa vàng lớp da, vừa thấm vị.

CÁCH NẤU PHỞ GÀ ĐƠN GIẢN THƠM NGON CHUẨN VỊ
Phở gà là món ăn quen thuộc và yêu thích của nhiều người.

Công Thức Nấu Phở Gà Đơn Giản Tại Nhà

Món ăn này đã trở thành một gợi ý quen thuộc cho một buổi sáng đầy dinh dưỡng. Công thức nấu phở gà chuẩn vị không quá khó, chỉ cần bạn đầu tư thời gian để hầm nước dùng ngon kết hợp với một số bí quyết là được.

CÁCH NẤU PHỞ GÀ ĐƠN GIẢN THƠM NGON CHUẨN VỊ
Một số nguyên liệu của món phở gà. Nguồn: Internet

Nguyên liệu:

  • Xương ức gà: 1kg
  • Gà: 1 con (khoảng 1,2kg-1,5kg)
  • Bánh phở: 1 kg
  • Hành tây: 1 củ
  • Hành tím: 5 củ
  • Gừng: 1 củ
  • Rau ăn kèm: Ngò ôm, húng quế, húng cây, giá, chanh tươi, ớt sừng, lá chanh.
  • Gia vị nêm: Đường phèn, muối, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, nước mắm, tương ớt, tương đen.
  • Gia vị nấu: Quế, hồi, thảo quả, hạt ngò, tiêu sọ.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn sẽ rửa xương và gà nguyên con với nước muối pha loãng và để ráo. Riêng xương gà, bạn luộc sơ với nước sôi trong 2 phút rồi rửa sạch lại một lần nữa.

Nướng hành tây, hành tím và gừng cháy cạnh để giúp nước dùng thơm hơn. Phần rau thơm ăn kèm, hành ngò, chanh, ớt, lá chanh được rửa sạch.

Bước 2: Nấu nước dùng và luộc gà

Cho phần xương, gà nguyên con cùng hành tây, hành tím, gừng vào nồi nấu với lửa vừa. Cùng lúc đó, bạn tiến hành rang hồi, quế, thảo quả, hạt ngò, tiêu sọ rồi cho vào túi vải và nấu cùng các nguyên liệu trên.

CÁCH NẤU PHỞ GÀ ĐƠN GIẢN THƠM NGON CHUẨN VỊ
Rang các gia vị hồi, quế, hạt ngò, tiêu sọ để nước dùng thơm hơn. Nguồn: Internet

Khoảng 25-30 phút sau, bạn sẽ dùng đũa xiên nhẹ vào thịt gà, nếu thấy không có nước đỏ chảy ra thì gà đã chín. Vớt gà ra và bỏ vào một thau nước đá, công đoạn này giúp da gà được giòn hơn và phần thịt giữ được màu trắng. Cuối cùng, bạn treo gà lên cho ráo nước trong bụng. Lúc này bạn cũng lấy túi gia vị nấu phở ra luôn để tránh nước dùng bị nồng mùi.

Thịt gà nguội hẳn thì bạn tiến hành xé thành những miếng vừa ăn, phần xương bạn cho vào nồi nước dùng để tiếp tục nấu. Bạn nêm nếm gia vị tuỳ theo khẩu vị và đun thêm khoảng 40-60 phút là đạt yêu cầu. Ở món ăn này, bạn nên sử dụng đường phèn để vị nước lèo được ngọt thanh.

CÁCH NẤU PHỞ GÀ ĐƠN GIẢN THƠM NGON CHUẨN VỊ
Xé thịt gà thành những miếng vừa ăn. Nguồn: Internet

Bước 3: Trình bày và thưởng thức

Trụng một ít bánh phở với nước sôi cho vào tô, xếp thịt gà, thêm ít hành tây bào mỏng, lá chanh, hành ngò lên trên rồi chan nước dùng vào. Khi ăn, để tăng thêm hương vị bạn có thể thêm chanh, ớt hoặc tương ớt, giấm tỏi và ăn kèm với các loại rau thơm.

CÁCH NẤU PHỞ GÀ ĐƠN GIẢN THƠM NGON CHUẨN VỊ
Phở gà đạt yêu cầu khi nước dùng trong, thơm và vị đậm đà. Nguồn: Internet

Một Số Bí Quyết Để Món Phở Gà Thêm Ngon

Khi thực hiện bất kì một món ăn nào đó chúng ta luôn có một số lưu ý để giúp món ăn tròn vị và đẹp mắt hơn. Vậy trong công thức nấu phở gà lần này sẽ có những bí quyết đơn giản như:

  • Bạn nên chọn gà mái tơ cỡ vừa chừng 1,2-1,5kg để có được những miếng thịt mềm, săn chắc và độ dai vừa phải. Khi sơ chế gà phải nhẹ tay và luộc gà với nước lạnh, tránh cho vào khi nước đang sôi để không da gà không rách do bị co lại đột ngột bởi nhiệt độ cao.
  • Công đoạn luộc sơ xương gà trước khi nấu giúp loại bỏ đi những tạp chất lẫn mùi tanh của gà giúp nước dùng được trong. Trong quá trình hầm, bạn nhớ vớt bọt thường xuyên.
  • Một điểm bạn cần quan tâm khi nấu nước dùng cho món phở gà chính là nhiệt độ. Nấu với lửa nhỏ thì nước ngọt từ xương và thịt được tiết ra từ từ giúp nước đậm đà mà không bị hao hụt quá nhiều.
  • Hãy chọn những lá chanh vừa, không quá non cũng không quá già để tạo nên hương vị riêng cho món phở. Nếu bạn thích ăn trứng gà non thì cũng có thể cho thêm vào, giúp món ăn bắt mắt hơn.
  • Ngoài loại bánh phở tươi, bạn có thể dùng loại khô được đóng gói tiện lợi. Ngâm với nước ấm khoảng 40-45 độ C trong khoảng 20 phút là bạn đã có ngay những cọng bánh phở mềm tương tự.
CÁCH NẤU PHỞ GÀ ĐƠN GIẢN THƠM NGON CHUẨN VỊ
Bạn có thể thêm trứng gà non để món phở gà thêm hấp dẫn. Nguồn: Internet

Với công thức được chia sẻ phía trên, bạn đã có thể tự tay thực hiện được món phở gà đầy dinh dưỡng này cho cả gia đình. Theo dõi monngon123 để tiếp tục cập nhật thêm nhiều công thức nấu ăn mới. Chúc bạn thành công nhé!

Tham khảo thêm: nồi nấu phở bằng điện hiện đại, giá rẻ

CÁCH NẤU PHỞ BÒ THƠM NGON THEO CÔNG THỨC GIA TRUYỀN – MONNGON123

CÁCH NẤU PHỞ BÒ THƠM NGON THEO CÔNG THỨC GIA TRUYỀN - MONNGON123

Phở bò là một món ăn truyền thống của Việt Nam. Có nhiều cách nấu phở bò, nhanh gọn và đơn giản, tuy nhiên để có được một tô phở thơm ngon đúng vị truyền thống là điều không phải dễ dàng. Với bí quyết nấu phở bò ngon, đậm vị theo công thức gia truyền mà monngon123 chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có được cho mình một tô phở tự làm mang đậm bản sắc ẩm thực Việt Nam.

CÁCH NẤU PHỞ BÒ THƠM NGON THEO CÔNG THỨC GIA TRUYỀN - MONNGON123
Phở bò Việt Nam (Ảnh: Internet)

Phở được cho là có nguồn gốc từ Nam Định. Đây là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt… Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng.

Một tô phở bò có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao: Canxi từ xương, tủy; chất nhờn từ gân sụn tan ra. Khoáng chất (sắt, kẽm) và vitamin B2, B3, B5 giúp nâng cao chất lượng máu và góp phần bảo vệ thành mạch máu từ các nguyên liệu, gia vị khô. Thịt bò có nhiều axit amoniac, creatinin, carnitine và khoáng chất kali hỗ trợ cơ bắp phát triển săn chắc.

Để có được những tô phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của người chế biến, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.

Công thức nấu phở bò mở quán kinh doanh

Nguyên liệu

  • 1 kg xương ống bò
  • 500gram bắp bò hoa
  • 800 gram gù bò
  • Ngò gai, rau quế
  • 80gram gừng
  • 2 tai đại hồi
  • 2 thảo quả
  • 1 nhánh nhỏ quế
  • 1gram hạt ngò
  • 1gram tiểu hồi
  • 5 nụ đinh hương
  • 1 miếng nhỏ trần bì
  • Rượu mai quế lộ
  • 10gram tiêu sọ, 20gram sá hùng
  • Hành tây, đường phèn, hạt nêm, bột ngọt, đường cát, muối, giấm, bánh phở.

Các bước nấu

Bước 1: Sơ chế xương bò, bắp bò, gù bò

Ngâm xương ống với nước muối và giấm khoảng 2 tiếng cho sạch và bớt mùi tanh. Sau đó đem xương đi rửa sạch rồi cho vào nồi nước sôi cùng với gừng và 1 muỗng canh muối đun trong khoảng 10 phút thì vớt ra, trần qua nước lạnh. Cách này sẽ loại bỏ được hoàn toàn mùi hôi bò, giúp nước dùng thơm ngon hơn mà không bị tanh.

CÁCH NẤU PHỞ BÒ THƠM NGON THEO CÔNG THỨC GIA TRUYỀN - MONNGON123
Chuẩn bị nguyên liệu. (Ảnh: Internet).

Bắp bò, gù bò ngâm với nước muối và giấm trong khoảng 15 – 20 phút rồi đem đi luộc với rượu mai quế lộ, gừng và hành tím. Nêm thêm một muỗng canh đường, một muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng canh muối. Nên nêm từ ban đầu để thịt bò được thấm đậm gia vị, nhờ vậy mà món phở bò sẽ đậm đà hấp dẫn hơn. Sau khi luộc hơn 2 tiếng, thấy thịt mềm thì vớt ra cho ngâm vào nước lạnh. Gù bò, bắp bò cắt lát vừa ăn.

Bước 2: Hầm xương bò

Hầm xương ống hơn 10 tiếng với 5 lít nước để xương ra chất, hầm càng lâu, nước dùng sẽ càng thơm ngon và đậm đà hơn. Sau đó đổ nước lạnh vào tùy mức nấu mà bạn mong muốn nhiều hay ít. Tuy nhiên, lượng nước lạnh cho vào sẽ quyết định nước dùng sắc nhiều hay sắc ít.

Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác và nấu nước dùng

Hành tây một nửa lột vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng, ngâm vào nước lạnh để hành giòn, trắng, bớt nồng. Cho phần hành tây còn lại cùng gừng, sá sùng để nguyên vỏ lên bếp nướng chín thơm (cố gắng không nên để hành, gừng, sá sùng bị cháy quá). Sau đó đem đi lột vỏ và cho gừng, sá sùng, hành tây vào một túi vải trắng, sạch và bỏ vào nồi nước dùng, hầm trong 4 tiếng đồng hồ cho nước ngọt từ nguyên liệu tiết ra hết.

CÁCH NẤU PHỞ BÒ THƠM NGON THEO CÔNG THỨC GIA TRUYỀN - MONNGON123
Đại hồi, quế, hạt ngò, đinh hương, sá sùng là những nguyên liệu không thể thiếu khi nấu phở bò. (Ảnh: Internet).

Bỏ đại hồi, quế, thảo quả, hạt ngò, đinh hương, tiêu sọ vào chảo rang cho dậy mùi thơm. Chú ý không rang vàng quá sẽ làm đen màu nước dùng. Sau đó đem ngâm với nước sôi tầm 30 phút đến một tiếng cho gia vị ra bớt màu đen và mùi, giúp nước dùng có hương thoang thoảng nhẹ nhàng, không quá nồng gây khó chịu. Sau đó vớt ra, cho hết vào trong túi vải và bỏ vào nồi nước hầm xương.

Sau khi hầm hành tây, gừng, sá sùng được 4 tiếng và đại hồi, quế, hạt ngò, đinh hương được 1 tiếng thì vớt cả hai túi ra kèm xương ống. Cho vào nước dùng các gia vị: 60gram đường phèn, 4 muỗng canh muối, 5 muỗng canh hạt nêm, 5 muỗng canh bột ngọt. Nêm nếm thêm bớt gia vị cho vừa miệng.

Bước 4: Chuẩn bị bánh phở và các loại rau ăn kèm

Ngò gai và rau quế rửa sạch và để ráo.

Bánh phở trụng sơ với nước sôi, sau đó cho vào tô, xếp thịt bò lên bề mặt, rắc hành lá, rau mùi, hành đã cắt nhỏ, hành tây ngâm nước đá và chan nước dùng. Vắt thêm tí chanh, thêm vào tí ớt là có ngay một tô phở Việt đậm vị truyền thống với công thức gia truyền.

CÁCH NẤU PHỞ BÒ THƠM NGON THEO CÔNG THỨC GIA TRUYỀN - MONNGON123
Tô phở bò nóng hổi, kích thích vị giác. ( Ảnh: Internet).

Để món phở bò ăn ngon hơn

  • Phở sẽ ăn ngon hơn khi dùng tương đen, tương ớt để chấm thay vì nước mắm.
  • Không nên dùng nước mắm để nêm vì như vậy sẽ khiến nước dùng bị chua.
  • Để nước dùng trong, cần hớt bọt liên tục trong quá trình nấu.
  • Vì bò có mùi đặc trưng, muốn món phở thơm ngon cần rửa thịt bò thật sạch với hành và gừng để khử mùi hôi tanh.
  • Xương hầm càng lâu, nước dùng càng đậm đà và hấp dẫn.

Làm thế nào để kinh doanh phở thành công

Khi nói đến ẩm thực Việt Nam thì phải nhắc ngay đến món phở bò truyền thống. Với sự phát triển của ngành Du lịch, việc thu lợi nhuận từ món phở gia truyền cũng như cơ hội quảng bá ẩm thưc Việt Nam ra toàn thế giới đang được nhiều người kinh doanh quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, để mở quán kinh doanh và phát triển lâu dài, bạn cần sở hữu những bí quyết, cách nấu phở bò thơm ngon, chuẩn vị.

Tham khảo thêm: các mẫu Nồi điện nấu phở thông dụng hiện nay

Cách nấu cháo cá thơm ngọt, không tanh

Thành Phẩm

Giới thiệu món cháo cá

Cháo cá là một món ăn khá quen thuộc ở Miền Tây sông nước. Thịt cá thơm ngọt hòa quyện vào cháo đậm đà. Cháo cá thông thường được chế biến từ các loại cá nước ngọt như cá chép, cá lóc, cá trắm, cá trôi, cá diếc…

Thịt cá là nguồn bổ sung chất đạm dễ tiêu hóa. Đồng thời trong thịt cá chứa chất béo có lợi cho sức khỏe. Món cháo cá rất thích hợp bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho trẻ em, bổi bổ cho bà bầu hoặc người mới ốm dậy.

Cách nấu cháo cá không khó, tuy nhiên nếu xử lý không khéo rất dễ bị tanh và mất đi vị ngọt của cá, dẫn đến món ăn không ngon. Vì vậy bạn cần nắm vững cách chế biến để thành phẩm món cháo cá đạt yêu cầu.

Bí quyết sơ chế cá không bị tanh

Hầu hết các loại cá nước ngọt đều có đặc điểm chung nhiều vảy, nhiều nhớt và mùi tanh. Vì vậy để món ăn thơm ngon bạn cần xử lý cá thật kỹ lưỡng. Có nhiều cách để khử mùi tanh của cá. Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn khử sạch mùi tanh và nhớt của cá.

Rửa Cá

Để rửa cá sạch bạn có thể sử dụng một ít phèn chua pha vào trong nước rồi cho cá vào rửa sau đó rửa lại bằng nước sạch.Bạn cũng có thể trụng cá vào nước sôi. Khi đó lớp nhớt cá sẽ đóng thành từng mảng trắng. Sau đó, bạn chỉ việc rửa lại với nước cho sạch phần mảng trắng này rất dễ dàng. Bạn cũng có thể sử dụng gừng, muối, giấm… hoặc chanh để chà xát lên thân cá giúp tẩy sạch mùi tanh và rửa cá sạch hơn.

Khi nấu cá, bạn phải đợi nước thật sôi mới cho cá vào để cá không bị tanh. Ngoài ra bạn nên áp dụng các phương pháp như chiên, xào cá trước khi nấu để thịt cá thơm và ngấm gia vị hơn.

Đối với món cháo cá, bạn nên sử dụng kết hợp nhiều gia vị như gừng, tiêu, ớt, hành ngò, hành hoặc tỏi phi… Các loại gia vị này sẽ giúp đánh bay mùi tanh và làm món cháo cá dậy mùi thơm hơn.

Cách nấu cháo cá lóc rau đắng ngon nức mũi

Nguyên liệu

– Gạo tẻ: 100gr

– Cá lóc đồng: 300gr

– Nấm rơm:100gr

– Rau đắng: 100gr

– Một ít hành lá, tỏi, hành tím

– Gia vị gồm: dầu ăn, muối, đường, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế

Cá lóc mua về bạn rửa sơ qua với nước loại bỏ hết máu tanh, ruột cá (nếu có). Sau đó giã một ít muối và gừng rồi xát lên trên thân cá. Rửa sạch lại với nước cho đến khi cá không còn nhớt. Vớt cá ra để ráo, cắt cá thành những khúc ngắn để dễ chế biến.

Vo sạch gạo rồi để ráo nước. Sau đó bắc chảo lên bếp rồi đổ gạo vào rang. Đảo đều tay cho đến khi gạo chuyển màu trắng đục hơi ngả vàng thì tắt bếp.

Rang Gạo Và Rửa Cá

Nấm rơm gọt bỏ chân rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước và để ráo. Nếu nấm to có thể chẻ nấm làm đôi cho vừa ăn.

Rau đắng cắt bỏ phần gốc già, rửa sạch rồi để ráo nước.

Hành lá rửa sạch. Cắt gốc hành để riêng. Thái nhỏ phần lá hành.

Bóc vỏ hành tím và tỏi, đập dập rồi băm nhuyễn.

Sơ Chế Nấm Rơm

Bước 2: Chiên cá và xào nấm

Phi thơm một ít hành tỏi băm rồi cho cá vào chiên. Trở đều hai mặt để thịt cá săn đều rồi vớt ra.

Tiếp tục phi thơm một ít hành tỏi rồi cho nấm rơm và xào. Nêm vào 1/2 muỗng cà phê hạt nêm. Khi thấy nấm ngấm gia vị thì tắt bếp.

Xào Nấm Và Cá

Bước 3: Nấu cháo

Cho khoảng 1 lít nước vào nồi rồi đun sôi. Sau đó cho cá đã xào săn vào nấu. Nêm vào 1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường. Nấu đến khi cá chín thì vớt cá ra.

Tiếp tục cho phần gạo đã rang vào nồi nước luộc cá để nấu cháo. Thỉnh thoảng khuấy đều để gạo không dính vào đáy nồi.

Nấu Cháo

Hầm cháo cho đến khi cháo nở bung thì cho nấm rơm vào nấu cùng. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Đợi cháo sôi trở lại thì tắt bếp.

Bước 4: Trình bày món ăn

Múc cháo ra tô, cho phần cá luộc chín lên trên hoặc để ở đĩa riêng tùy thích. Rắc thêm một ít tiêu xay, hành lá xắt nhỏ. Dọn kèm rau đắng và một chén nước mắm mặn.

Thành Phẩm

Cách nấu cháo cá chép bổ dưỡng, không tanh

Nguyên liệu

– 1 con cá chép to khoảng 1 kg

– 100gr gạo tẻ

– 100gr gạo nếp

– Một ít rượu gừng hoặc phèn chua

– Một ít hành lá, ngò rí, ớt tươi, chanh, gừng, hành tăm

– Gia vị gồm: dầu điều, nước mắm, hạt nêm, muối, đường, tiêu

Cách chế biến

Bước 1: Sơ chế

Cá chép mua về dùng dao hoặc dụng cụ đánh sạch vảy. Dùng kéo cắt bỏ vây, mang và ruột cá. Sau đó xát muối và rượu gừng hoặc phèn chua lên toàn bộ thân cá. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. Trong quá trình rửa, dùng dao cạo trên phần da cá để loại bỏ nhớt. Đặc biệt cần xúc rửa bụng cá thật kỹ. Sau đó vớt cá ra để ráo nước.

Đun sôi khoảng 2 lít nước, cho vào một ít gừng xắt lát hoặc đập dập. Đợi nước sôi bùng thì mới cho cá vào luộc. Bạn có thể cắt cá làm đôi để dễ cho vào nồi. Đậy nắp để cá chín. Nếu nước không ngập mặt cá thì khoảng 5 phút bạn trở cá để cá chín đều. Luộc cá khoảng 10 phút rồi gắp cá ra.

Khi thấy cá nguội thì bạn tiến hành gỡ thịt cá. Khâu này đòi hỏi tỉ mỉ và cẩn thận để loại bỏ hoàn toàn xương cá.

Bước 2: Rang gạo và nấu cháo

Trộn lẫn gạo tẻ và gạo nếp rồi vo thật sạch, sau đó vớt gạo ra để ráo nước. Bắc chảo lên bếp rồi cho gạo đã vo vào đảo đều liên tục. Rang gạo cho đến khi thấy gạo vừa chuyển màu trắng đục hơi ngả vàng thì tắt bếp.

Lọc lại phần nước luộc cá để dùng nấu cháo. Sau đó cho thêm một ít nước lọc và cho đủ lượng nước để cháo không đặc cũng không loãng quá.

Đậy nắp cho đến khi nước sôi thì mở nắp, khuấy đều để cháo không bị trào. Thỉnh thoảng khuấy đều để gạo không dính vào đáy nồi.

Bước 3: Xào thịt cá

Băm nhuyễn một ít hành tăm rồi cho vào chảo. Phi thơm hành tăm cùng với 2 muỗng canh dầu điều. Khi hành tăm dậy mùi thơm thì cho cá vào xào.

Nêm vào hai muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu. Đảo nhẹ tay cho cá ngấm gia vị thì tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành món ăn

Khi cháo đã nở bung thì cho phần thịt cá đã xào vào đảo đều. Có thể chừa lại một ít để trang trí. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Đợi cháo sôi trở lại thì tắt bếp.

Múc cháo ra tô, trang trí thêm ít thịt cá xào. Rắc thêm một ít tiêu xay, hành ngò, ớt xắt nhuyễn. Dùng kèm nước mắm mặn và vắt một ít chanh để tăng hương vị nếu thích.

Món cháo thơm ngon, ngọt vị thịt cá, thoảng lẫn chút cay thơm của tiêu, ớt hoặc gừng cùng các loại rau thơm và chút béo ngậy của hành phi. Sự kết hợp từ những hương vị đơn giản nhưng đồng điệu ấy sẽ đem lại cho bạn những cảm nhận tuyệt vời. Như vậy bạn đã hoàn thành cách nấu cháo cá ngon hấp dẫn cho gia đình mình rồi đó nhé. Bạn hãy thêm ngay món ăn thơm ngon giàu dinh dưỡng vào thực đơn gia đình mình nhé!

Tham khảo thêm: các mẫu nồi nấu cháo bằng điện

Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu thơm ngon không bị tanh

Cách Nấu Cháo Cá Chép Cho Bà Bầu

Cháo cá chép là một món ăn cung cấp dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Đây là một nguồn cung cấp protein, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên một số bà bầu rất ngại ăn cá do cảm giác ốm nghén và sợ mùi tanh. Cách chế biến cháo cá chép cho bà bầu dưới đây sẽ mang lại món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và không bị tanh.

Cách chọn cá chép và mẹo sơ chế cá không bị tanh

Mẹo chọn cá chép ngon

Để đảm bảo độ tươi ngon của cá, bạn nên chọn cá chép còn sống. Nên chọn những con cá lanh lợi, bơi khỏe, không nên mua cá đã ngộp hoặc ướp đá.

Bạn nên chọn loại cá chép sông vì thịt cá sông sẽ ngon hơn cá chép ao.

Cách chọn cá chép

Chọn cá mình dày, thân ngắn, vảy có màu đen sậm, thân không bị trầy xước.

Nên mua cá lớn trên 1kg sẽ nhiều thịt, xương to dễ chế biến hơn.

Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu không bị tanh

Thông thường trong giai đoạn mang thai, rất nhiều chị em rất ngại hoặc không chịu được mùi tanh của cá. Vì vậy, sơ chế cá đúng cách giúp loại bỏ mùi tanh, mang lại hương vị cháo thơm ngon giúp các bà bầu ngon miệng hơn.

Cá chép mua về đánh vảy thật sạch, cắt bỏ mang và moi bỏ ruột. Khi làm cá cần khéo léo, tránh làm mật cá vỡ ra để tránh thịt cá bị đắng. Nếu bạn không rành làm cá thì có thể nhờ người bán làm giúp bạn.

Rút sạch các đường gân ở hai bên mang và vây cá sẽ giúp loại bỏ mùi tanh của cá.

Sau đó bạn giã nhuyễn một ít gừng trộn chung với một ít muối rồi chà xát lên toàn bộ thân cá thật kỹ. Rửa sạch lại với nước. Ngoài cách sử dụng muối và gừng, bạn cũng có thể sử dụng rượu trắng, rượu gừng, chanh tươi hoặc giấm… cũng có tác dụng khử mùi tanh rất hiệu quả.

Phần bụng cá cần được súc rửa thật sạch để loại bỏ hết phần màng đen trong bụng cá.

Rửa Sạch Bụng Cá

Khâu tẩm ướp gia vị cũng rất quan trọng để món cá thơm ngon. Thông thường trước khi chế biến, cá sẽ được tẩm ướp một ít gia vị hoặc chiên sơ cho thịt cá săn lại. Một cách nữa là dùng phương pháp xào thịt cá với các gia vị trước khi chế biến món ăn sẽ giúp thịt cá thơm và đậm đà hơn.

Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu

Nguyên liệu

Cá chép tươi: 1 con khoảng 1kg

Gạo tẻ: 200gr

Gừng: 1 nhánh

Hành tím: 2 củ

Hành lá: 2 nhánh

Thì là: 1 nhánh

Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay.

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá chép mua về bạn đánh sạch vảy, moi sạch phần ruột bên trong. Sau đó giã nhuyễn một ít muối gừng rồi chà xát lên trên thân cá. Rửa lại nhiều lần với nước sạch, đặc biệt chú ý rửa sạch bụng cá. Cắt cá ra làm đôi để dễ chế biến.

Sơ Chế Cá Chép

Gạo tẻ vo sạch rồi để ráo nước. Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì cho gạo vào rang cho đến khi thấy gạo hơi ngã màu vàng thì tắt bếp.

Sơ Chế Gạo

Hành tím lột vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn. Hành lá, thì là nhặt gốc, rửa sạch và cắt nhỏ. Gừng cạo vỏ, thái sợi.

Bước 2: Luộc và xào cá

Đun sôi 2 lít nước lọc, sau đó cho cá vào luộc khoảng 20 phút cho cá chín thì vớt ra.

Để cá nguội bớt rồi tiến hành gỡ thịt cá. Ướp thịt cá với 1 muỗng canh hành tím băm, 1 muỗng cà phê nước mắm,1/2 muỗng cà phê hạt nêm và một chút tiêu xay. Trộn đều để cá ngấm gia vị

Gỡ Thịt Cá

Đun nóng chảo với 1 muỗng canh dầu ăn. Sau đó cho hành tím băm vào phi thơm. Khi hành tím chuyển màu vàng thì cho cá vào xào. Đảo cá nhẹ tay khoảng 5 phút cho cá ngấm gia vị thì tắt bếp.

Xào Cá

Phần xương cá cho vào cối, giã nhuyễn rồi tiếp tục cho vào nồi hầm thêm khoảng 30 phút để lấy nước ngọt. Dùng rây có lỗ nhỏ để lọc lấy phần nước hầm xương cá rồi tiến hành nấu cháo.

Lọc Nước Hầm Xương Cá

Bước 3: Nấu cháo

Đun sôi nước hầm cá rồi cho phần gạo đã rang vào. Đun với lửa nhỏ cho đến khi cháo nở mềm. Cho phần cá đã xào vào đảo nhẹ để cá không bị nát. Nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Bước 4: Trình bày

Múc cháo ra tô. Rắc thêm hành lá, rau thì là, hành phi, tiêu xay và gừng thái sợi lên trên. Thưởng thức nóng cùng với một chén nước mắm mặn.

Cháo Cá Chép

Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu với nấm rơm cà rốt

Nguyên liệu

Cá chép: 1 kg

Gạo tẻ: 1/2 chén

Nấm rơm: 150gr

Cà rốt: 1 củ

Hành lá: 2 nhánh

Gừng: 1 nhánh nhỏ

Hành tím băm: 2 muỗng canh

Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, đường, muối, tiêu xay, dầu ăn

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế cá chép

Cá chép đánh sạch vảy, bỏ phần mang cá và ruột cá. Rửa cá với một ít rượu trắng hoặc rượu gừng để khử mùi tanh. Sau đó xả sạch lại với nước. Chú ý súc rửa phần bụng cá cho thật sạch. Để cá chép vào rổ cho thật ráo nước.

Sơ Chế Cá

Cho cá vào xửng hấp, rắc thêm một ít gừng xắt sợi lên trên rồi hấp cá trong khoảng 30 phút cho cá chín.

Để cá nguội bớt thì gỡ thịt cá và lọc bỏ xương. Cố gắng gỡ cá thành những miếng to sẽ ngon hơn.

Gỡ Cá

Ướp thịt cá với 1 muỗng canh hành tím băm, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm rồi để cho cá ngấm gia vị.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Gạo vo sạch, sau đó cho gạo vào tô ngâm với một ít nước trong khoảng 30 phút để gạo nở. Cách này giúp nấu cháo nhanh nhừ hơn.

Cà rốt bào vỏ, rửa sạch rồi xắt thành hạt lựu nhỏ.

Nấm rơm cắt bỏ chân, ngâm nấm với nước muối loãng rồi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Vớt nấm rơm ra chẻ đôi rồi để vào rổ cho ráo nước.

Hành lá nhặt bỏ gốc, rửa sạch rồi cắt nhỏ.

Hành tím, lột vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn.

Bước 2: Xào nguyên liệu

Phi thơm dầu ăn với hành tím băm rồi cho cà rốt, nấm rơm vào xào. Nêm vào 1 muỗng cà phê hạt nêm. Xào cho nấm và cà rốt thấm gia vị rồi tắt bếp.

Bước 3: Nấu cháo

Đun sôi 1,5 lít nước rồi cho gạo đã ngâm vào nấu cháo. Khi cháo bắt đầu nở bung thì cho phần nấm và cà rốt đã xào vào nấu trong khoảng 10 phút cho cà rốt mềm và nấm ra nước ngọt. Nêm nếm cháo cho vừa ăn. Cho phần cá đã gỡ xương vào đảo nhẹ tay để cá không bị nát. Đợi cháo sôi trở lại thì cho hành lá vào đảo đều rồi tắt bếp.

Bước 4: Trình bày món ăn

Múc cháo ra tô, rắc thêm ít hành ngò, hành phi và tiêu xay để tăng thêm hương vị

Cháo Cá Chép Nấm Rơm

Trên đây là hai cách nấu cháo cá chép cho bà bầu. Đây là một món ăn có tác dụng an thai, giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều loại axit amin rất tốt cho thai phụ. Nắm vững cách chế biến sẽ giúp món ăn thơm ngon, không tanh và rất kích thích vị giác. Chúc các bạn thành công!

Cháo trắng nóng hổi thơm ngon hấp dẫn cho ngày mưa

Món Cháo Trắng

Cháo trắng là một món ăn tưởng chừng đơn điệu, vô vị. Thế nhưng đây lại là một món ăn với vô vàng sự biến tấu khi kết hợp với rất nhiều món ăn kèm có hương vị khác nhau. Có thể kể đến một số món ăn kèm với cháo trắng rất ngon như: Thịt kho tiêu, cá kho tộ, tép rim, ếch kho, trứng muối, dưa mắm, chà bông. Đặc điểm chung của các món ăn kèm này là có vị mặn mặn rất hợp khi dùng cháo trắng.

Cháo Trắng (2)

Cách nấu cháo cũng được sáng tạo ra bằng nhiều cách mang lại những hương vị cháo rất riêng biệt như cháo là dứa, cháo lá cẩm, cháo trắng đậu đỏ, đậu đen…

Hãy cũng khám phá cách nấu cháo trắng ngon với những món ăn kèm vô cùng thú vị nhé.

Bí quyết nấu cháo trắng ngon

Chọn gạo để nấu cháo trắng ngon

Để món cháo trắng ngon bạn nên dùng các loại gạo ngon và mới để nấu. Nếu bạn dùng gạo quá cũ sẽ có mùi gắt. Các loại gạo có đặc tính dẻo, thơm, ngọt sẽ mang lại nồi cháo thơm ngon hơn.

Một cách nữa là bạn có thể trộn thêm một ít gạo nếp với gạo tẻ khi nấu cháo sẽ có độ sánh dẻo đặc trưng hơn.

Gạo Tẻ Và Gạo Nếp

Sơ chế gạo để nấu cháo trắng

Để tiết kiệm thời gian hầm cháo, bạn có thể rang gạo trước khi cho vào nồi nấu. Sau khi vo sạch gạo và để ráo nước. Bạn cho gạo vào chảo rang cùng với một chút dầu ăn. Khi thấy gạo chuyển sang màu trắng đục hơi ngả vàng thì cho vào nồi nấu cháo.

Rang Gạo

Cách làm này không những giúp cháo nhanh mềm mà còn mang lại mùi thơm hơn cho món cháo sau khi nấu.

Ngoài ra ngâm gạo trước khi nấu cũng là một cách giúp cháo nhanh nhừ. Sau khi vo gạo sạch, bạn hãy ngâm gạo thêm khoảng 30 phút rồi tiến hành nấu cháo.

Cân chỉnh lượng nước nấu cháo trắng

Việc cân chỉnh lượng nước nấu cháo khá quan trọng vì nó quyết định tính chất của cháo sau khi nấu. Thành phẩm cháo trắng sau khi nấu có độ sệt vừa phải, không quá lỏng hoặc quá đặc. Vì vậy khi nấu cháo, bạn nên cân đối tỷ lệ nước và gạo chuẩn nhất là 1 gạo: 3 nước

Cách tăng thêm màu sắc và hương vị cho cháo trắng

Thông thường để cháo có hương thơm nhè nhẹ, khi nấu bạn hãy cắt lá dứa/ lá nếp cho vào. Còn nếu bạn thích cháo có màu xanh đẹp mắt thì có thể xay nhuyễn lá dứa vắt lấy nước cốt cho vào nấu cùng với cháo.

Xay Lá Dứa

Lưu ý: chỉ cho nước cốt lá dứa vào cháo với tỷ lệ vừa đủ để cháo không bị đắng. Ngoài ra, để giữ được màu xanh đẹp, bạn chỉ cho lá dứa vào khi cháo đã nở hoàn toàn. Nếu bạn đun cháo cùng với nước cốt lá dứa quá lâu sẽ làm mất mùi thơm và màu bị xỉn lại không đẹp

Cháo Trắng Lá Dứa

Ngoài cháo lá dứa còn có các món cháo đậu đỏ, đậu đen… cũng rất ngon và bổ dưỡngCháo Trắng đậu đỏ

Chế độ lửa khi nấu cháo 

Điều chỉnh độ lửa phù hợp khi ninh cháo. Bạn nên để lửa lớn để khi bắt đầu cho gạo và nước vào nồi. Đợi nước sôi thì bắt đầu hạ nhỏ lửa. Ninh cháo với lửa liu riu giúp cháo nở từ từ.

Khi cháo nở bung thì tắt bếp rồi ủ thêm khoảng 30 – 40 phút. Nếu bạn không có nồi ủ cháo chuyên dụng thì có thể ủ bằng cách vẫn để nồi trên bếp và đậy kín nắp.

Các món ăn kèm với cháo trắng ngon

Cháo trắng trứng muối

Cháo trắng trứng muối là một món ăn chế biến rất đơn giản nhưng lại có hương vị đặc trưng. Cháo thơm mềm hòa quyện với vị trứng mặn mặn, thơm thơm, béo béo rất kích thích vị giác.

Trứng muối khi mua về bạn rửa sạch lớp tro muối bên ngoài. Sau đó cho trứng vào nồi. Đổ nước ngập trứng rồi bật bếp luộc trứng với lửa vừa.Rửa Và Luộc Trứng Muối

Sau khoảng 10 phút thì vớt trứng ra cho nguội. Dùng dao cắt trứng ra làm đôi

Cháo Trắng Trứng Muối

Cháo nấu xong múc ra tô. Dọn cháo kèm trứng muối và dùng nóng

Thành Phấm Cháo Trắng Trứng Muối

Cháo trắng ếch kho

Ếch làm sẵn mua về bạn tiến hành bóp với chút muối rồi xả lại nhiều lần với nước cho thật sạch. Cắt ếch thành khúc nhỏ dễ ăn.

Ướp thịt ếch với 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê bột bắp, một ít ớt khô cắt nhỏ rồi trộn đều.

Sơ Chế Và ướp Thịt ếch

Sau đó bắc chảo lên bếp, cho vào khoảng 2 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng thì cho thịt ếch vào chiên cho thịt ếch săn lại. Vớt thịt ếch ra để ráo dầu.

Chiên Thịt ếch Và Pha Sốt

Tiến hành pha sốt theo công thức gồm: 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 3 muỗng canh dầu ăn và 100ml nước lọc. Khuấy đều để hỗn hợp tan gia vị và hòa quyện vào nhau.

Cho nồi đất lên bếp với 1 muỗng canh dầu ăn. Cho thêm hành tây cắt nhỏ, gừng cắt sợi và ớt khô cắt lát vào phi cho dậy mùi thơm. Cho thịt ếch vào nồi rồi rưới phần sốt đã pha lên trên.

Kho Thịt ếch

Thêm 1 muỗng cà phê nước màu rồi ninh ếch với lửa nhỏ cho đến khi nước sốt hơi keo lại, rắc thêm ít hành lá rồi tắt bếp. Dọn thịt ếch cùng với cháo rồi thưởng thức nóng.

Cháo Trắng ếch Kho

Cháo trắng thịt kho tiêu

Thịt ba chỉ (khoảng 200gr) mua về rửa với nước muối rồi xả lại với nước cho thật sạch. Cắt nhỏ thịt ba chỉ.

Cho thịt vào tô, ướp vào khoảng 1/4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê nước màu, 1 ít hành tỏi băm và một chút tiêu xay.
Ướp Thịt

Để thịt ngấm gia vị khoảng 15 phút. Phi thơm 1 muỗng canh dầu ăn với hành tỏi băm rồi cho phần thịt ướp vào xào. Đảo thịt đều tay để thịt săn lại. Cho thêm 100ml nước rồi kho thịt cho đến khi keo lại. Nêm nếm cho vừa miệng rồi thêm hành lá, ớt xắt lát vào để tăng hương vị.

Thịt Ba Chỉ Kho Tiêu

Cháo sau khi nấu xong thì múc ra tô, dọn kèm thịt kho tiêu mặn ngọt đậm đà vô cùng kích thích vị giác.

Cháo Trắng Thịt Kho Tiêu

Cháo trắng là một món ăn dễ tiêu hóa nên rất thích hợp cho người ốm, cảm mạo hoặc người có vấn đề về tiêu hóa. Món ăn này không những giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Nó còn có tác dụng kích thích vị giác rất tốt trong các trường hợp người ốm nhạt miệng, ăn uống kém. Vào những ngày ẩm ương, thưởng thức một bát cháo nóng bạn sẽ thấy cơ thể thoải mái dễ chịu và được tiếp thêm năng lượng.

Cách nấu cháo thịt bò cho bé thơm ngon bổ dưỡng

Cháo Thịt Bò Cho Bé

Cháo thịt bò cho bé ăn dặm là một trong những món ăn bổ dưỡng và rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Món cháo thịt bò dễ dàng kết hợp thêm nhiều loại rau củ với hương vị và màu sắc khác nhau. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú bởi thực đơn ăn dặm phong phú đa dạng với các món cháo thịt bò.

Thịt Bò

Thịt bò được xếp vào nhóm thịt đỏ nên rất giàu chất sắt, kẽm và vitamin B12. Vì vậy thêm thịt bò vào cháo ăn dặm cho bé sẽ mang lại cho bé nguồn cung cấp các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển và tái tạo hồng cầu. Nguồn protein có trong thịt bò cũng rất dồi dào và vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hãy cùng tham khảo công thức nấu cháo thịt bò cho bé dưới đây.

Cháo thịt bò bí ngòi cà rốt

Nguyên liệu

– Gạo ngon: 50gr

– Thịt bò phi lê: 150gr

– Bí ngòi: 30gr

– Cà rốt: 30gr

– Nước dùng gà hoặc nước lọc 500 ml

– Gia vị: dầu ăn, nước mắm, hạt nêm cho bé

Cách thực hiện

Bí ngòi gọt bỏ vỏ và ruột, sau đó cắt nhỏ rồi đem hấp cách thủy. Khi bí ngòi chín mềm thì băm hoặc xay nhuyễn.

Cà rốt gọt vỏ, hấp chín rồi băm nhuyễn tương tự bí ngòi

Thịt bò phi lê mua về bạn rửa với nước muối pha chút rượu gừng hoặc rượu trắng để khử mùi hôi. Cho vào nồi luộc với một chút muối. Khi thịt bò chín bạn vớt ra rồi băm nhuyễn.

Gạo vo sạch, ngâm thêm khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước. Cho thịt bò và gạo vào cối giã nhuyễn.

Cho thịt bò, gạo, bí ngòi và cà rốt vào nồi. Chế vào 500ml nước dùng hoặc nước lọc rồi ninh với lửa vừa cho đến khi cháo chín nhừ.

Khi cháo đã nở mềm, bạn nêm vào 1/2 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm và 2 muỗng cà phê dầu ăn. Khuấy đều rồi tắt bếp. Nếu bé không dùng gia vị thì bạn chỉ cần cho thêm dầu ăn.

Múc cháo ra chén cho nguội bớt rồi cho bé dùng khi cháo còn ấm. Món cháo thịt bò bí ngòi cà rốt rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là giàu sắt rất tốt cho trẻ.

Cháo thịt bò bí đỏ cho bé

Nguyên liệu

– Thịt bò loại mềm: 150gr

– Gạo thơm: 50gr

– Bí đỏ: 100gr

– Một ít gừng, hành ngò, hành tím băm

– Gia vị cơ bản: nước mắm, hạt nêm, dầu ăn (loại dùng cho bé)

Cách thực hiện

Giã nát một ít gừng với muối sau đó bóp với thịt bò rồi rửa lại thật sạch với nước. Cách này sẽ giúp thịt bò không bị hôi. Sau đó băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn thịt bò

Ướp thịt bò với một chút hạt nêm và hành tím băm rồi để ngấm gia vị.

Ướp Thịt Bò

Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Cho bí đỏ vào nồi luộc chín mềm rối vớt ra. Giữ lại phần nước luộc bí để nấu cháo. Dùng nĩa hoặc phới đánh bí đỏ cho nhuyễnNấu Cháo

Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nước luộc bí. Ninh cháo cho đến khi thấy cháo nở bung thì cho bí đỏ vào khuấy đều.

Nấu Cháo Và Bí đỏ

Nấu cho cháo sôi trở lại thì cho phần thịt bò đã ướp vào nấu cùng. Dùng đũa đánh thịt bò tơi ra trộn đều vào cháo.

Cho Thịt Bò Vào CháoNêm thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn và một chút gia vị tùy theo khẩu vị của bé. Đợi cháo sôi thêm khoảng 3 phút cho thịt bò chín kỹ rồi tắt bếp.

Múc cháo ra tô cho nguội bớt trước khi cho bé dùng. Nêm thêm hành ngò cho thơm nếu thích.

Cháo Bí đỏ Thịt Bò

Cháo thịt bò cải bó xôi

Nguyên liệu 

– Gạo thơm: 50gr

– Thịt bò: 100gr

– Cải bó xôi: 50gr

– Gia vị: Nước mắm, hành tím băm, hạt nêm, dầu ăn

Cách thực hiện

Cải bó xôi nhặt bỏ gốc rồi rửa sạch. Đun sôi một ít nước rồi trụng nhanh cải cho chín.

Luộc Và Xay Nhuyễn Cải Bó Xôi

Vớt cải ra, cho vào cối xay sinh tố. Cho vào thêm 2 muỗng canh nước luộc rau rồi xay nhuyễn.

Thịt bò rửa sạch, băm hoặc xay nhuyễn. Ướp thịt bò với 1/2 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê hành tím băm nhuyễn. Trộn đều cho thịt bò ngấm gia vị.

Ướp Thịt Bò

Vo gạo thật sạch, để ráo nước. Sau đó cho gạo vào nồi với khoảng 400ml nước. Nấu cháo nở bung thì cho thịt bò đã ướp vào đảo đều.

Cho Thịt Bò Vào Cháo

Tiếp tục cho phần rau bó xôi đã xay nhuyễn vào cháo, trộn đều. Nêm thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn và gia vị cho phù hợp với bé. Đợi cháo sôi trở lại thì tắt bếp.

Cho Thêm Cải Bó Xôi Vào Cháo

Múc cháo ra tô, trang trí thêm chút rau mùi nếu thích. Cho bé dùng khi cháo còn ấm.

Cháo Thịt Bò Cải Bó Xôi

Cháo thịt bò cà chua

Nguyên liệu

– Thịt bò phi lê: 150gr

– Gạo thơm: 75gr

– Cà chua: 50gr

– Gia vị: Dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, hành lá và hành tím băm nhuyễn

Cách thực hiện

Cà chua rửa sạch với nước muối loãng và nước sạch. Sau đó đun nước sôi rồi cho cà chua vào luộc sơ. Khi thấy cà chua mềm thì vớt ra, để nguội bớt rồi lột vỏ cà chua để bé dễ ăn hơn. Cho cà chua vào cối xay nhuyễn.

Sơ Chế Cà Chua

Thịt bò rửa với một ít rượu trắng để khử mùi hôi, Sau đó rửa lại với nước sạch. Băm nhuyễn thịt bò rồi cho vào chén. Nêm vào khoảng 1/2 muỗng cà phê nước mắm và 1 muỗng canh hành tím băm nhuyễn. Trộn đều cho thịt bò ngâm gia vị

Ướp Thịt Bò Ngấm Gia Vị

Vo gạo thật sạch rồi cho gạo vào nồi. Đổ thêm 500nl nước lọc hoặc nước dùng (nếu có)

Ninh cháo cho nở bung. Khi thấy cháo bắt đầu nở thì cho cà chua vào, trộn đều để cà chua hòa vào cháo. Tiếp theo cho phần thịt bò đã ướp và cháo, trộn đều. Khi thấy cháo sôi trở lại, nêm thêm 1 muỗng canh dầu ăn và gia vị phù hợp với bé rồi tắt bếp.

Múc cháo ra tô, rắc thêm chút hành lá xắt nhỏ cho thơm rồi cho bé dùng khi cháo vẫn còn ấm

Cháo Thịt Bò Cà Chua

Những lưu ý khi nấu cháo thịt bò cho bé

Sơ chế thịt bò đúng cách giúp khử mùi hôi và mang lại món cháo có hương vị thơm ngon.

Nên ướp hoặc xào thịt bò trước khi cho vào cháo sẽ mang lại hương vị đậm đà, thơm ngon.

Nên cho thịt bò vào cháo ở bước cuối cùng. Tuy nhiên cần đợi cháo sôi trở lại cho thịt bò chín kỹ. Không nên cho trẻ ăn thịt bò chín tái vì tồn tại những nguy cơ gây bệnh từ giun sán hoặc ký sinh trùng.

Các loại rau củ nên chế biến riêng và cho vào cháo khi cháo đã nở bung. Không nên hầm rau củ quá lâu vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng và làm mùi cháo bị nồng.

Do nạc thịt bò chứa ít chất béo nên khi nấu cháo cần bổ sung thêm dầu ăn để cân bằng dinh dưỡng. Lưu ý chỉ cho dầu ăn vào cháo khi đã nấu xong.

Trên đây là những gợi ý cách nấu cháo thịt bò cho bé. Các mẹ có thể tham khảo và bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày của bé thêm phong phú.

Cách nấu cháo vịt đơn giản tại nhà thơm ngon như nhà hàng

Trình Bày

Cháo vịt là một món ăn khá quen thuộc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Món ăn có vị ngọt và béo đặc trưng của thịt vịt. Món cháo vịt thường được ăn kèm với gỏi trộn chua ngọt và nước mắm gừng tạo nên hương vị rất đặc trưng.

Cháo Gỏi Vịt

Tuy nhiên trong thịt vịt có tuyến dầu đặc trưng, nếu không nắm vững cách chế biến sẽ dễ gây ra trình trạng cháo bị hôi, rất khó ăn. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách chế biến món cháo vịt thơm ngon không bị hôi

Cách sơ chế và khử mùi hôi khi nấu cháo vịt

Mẹo nhổ lông vịt

Thịt vịt sau khi làm lông xong thường sẽ vẫn còn rất nhiều lông tơ và lông ống nhỏ. Bạn hãy nấu nước thật sôi sau đó chế lên da vịt. Da vịt gặp nước sôi sẽ co lại, làm chân lỗ nổi lên, lúc đó bạn sẽ dễ dàng nhổ bằng nhíp hoặc dao nhỏ.

Bạn có thể để vịt trong thau nước, phần lông tơ sẽ nổi bồng bềnh giúp bạn dễ nhổ hơn.

Mẹo khử mùi hôi của thịt vịt

Sau khi làm sạch lông vịt, bạn hãy tiến hành khử mùi hôi trên da vịt bằng nhiều cách:

Muối và gừng: giã nhuyễn, chà xát lên da vịt thật kỹ rồi rửa lại thật sạch với nước sẽ giúp loại bỏ mùi hôi của vịt.

Chanh tươi và muối: Chanh tươi cũng có tác dụng khử mùi hôi. Bạn hãy xắt chanh thành lát mỏng, trộn cùng với muối rồi xát lên da vịt.

Sử dụng rượu gừng thoa đều lên da vịt để khoảng 5 phút rồi xả lại với nước sạch giúp đánh bay mùi hôi của thịt vịt.

Cắt bỏ toàn bộ tuyến dầu ở phần phao câu vịt trước khi chế biến. Phần tuyến dầu này chính là nguyên nhân gây ra mùi hôi của vịt. Nếu bạn không cắt phần này đi, tuyến dầu sẽ tiết ra trong quá trình nấu làm cho cháo bị hôi.

Cách chế biến món cháo vịt ngon như ngoài tiệm

Nguyên liệu

Thịt vịt: 1/2 con (khoảng 1,2kg ~1,5kg)

Gạo tẻ: 150gr

Gạo nếp 50gr

Gừng: 1 nhánh

Hành tây: 1/2 củ

Bắp cải trắng: 1/2 bắp

Cà rốt: 1 củ

Ớt tươi: 1 hoặc 2 trái

Hành tím: 200gr

Tỏi: 5 tép

Các loại rau thơm: Hành lá, ngò gai, ngò om, rau răm, húng quế, húng láng…

Gia vị: dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, tiêu, nước mắm, chanh hoặc giấm

Nguyên Liệu Chính

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế thịt vịt

Thịt vịt mua về nhổ sạch lông tơ còn sót lại. Cắt sạch phần tuyến dầu ở phao câu vịt. Vì phần này sẽ tiết ra mùi hôi làm món cháo không ngon.

Sau đó giả nhuyễn một ít gừng và muối hột rồi chà xát lên toàn bộ bề mặt da vịt thật kỹ để khử mùi hôi.

Sơ Chế Vịt

Cuối cùng rửa sạch lại với nước rồi để ra rổ cho ráo nước.

Sơ chế gạo

Trộn lẫn gạo tẻ và gạo nếp sau đó đem vo sạch, để thật ráo nước.

Cho gạo và một cái chảo rồi bật lửa nhỏ. Rang gạo với một chút dầu ăn và một muỗng và phê nước mắm cho thơm. Khi thấy gạo bắt đầu hơi ngả vàng đục thì tắt bếp. Đảo cho đến khi gạo nguội bớt.

Rang Gạo

Sơ chế các nguyên liệu khác

Bắp cải bào sợi nhuyễn. Rửa sạch sau đó vớt ra rổ cho ráo nước

Cà rốt bào vỏ, rửa sạch rồi xắt sợi nhuyễn tương tự bắp cải.

Hành ngò, rau húng, rau răm nhặt sạch, rửa với nước muối loãng rồi để ráo nước.

Gừng chia làm 2 phần: 1/2 để nguyên vỏ, rửa sạch dùng để ninh nước dùng. 1/2 cạo sạch vỏ rồi băm nhuyễn.

Tỏi và ớt tươi băm nhuyễn.

Hành tím lột vỏ, rửa sạch sau đó bào lát mỏng. Chừa lại vài củ để ninh nước dùng.

Phi hành

Cho 3 muỗng canh vào chảo đun nóng. Khi thấy dầu bắt đầu sôi thì cho phần hành tím đã bào vào chảo đảo đều. Cách Phi Hành

Đảo nhẹ tay và liên tục cho đến khi thầy hành bắt đầu hơi ngả vàng thì tắt bếp. Bắc chảo xuống khỏi bếp nhưng vẫn tiếp tục đảo để hành vàng thêm.

Dùng rây vớt hành ra, để ráo dầu. Đợi hành nguội thì cho vào hộp kín để giữ nguyên độ giòn của hành phi.Hành Phi Vàng Giòn

Lưu ý, không nên để hành vàng trên bếp vì như vậy hành sẽ bị cháy do độ nóng trong dầu vẫn còn.

Bước 2: Luộc thịt vịt

Nướng vài củ hành tím, hành tây, gừng trên lửa bếp gas hoặc lò nướng cho đến khi dậy mùi thơm rồi cho vào nồi. Đổ khoảng 2 lít nước lọc hoặc nước hầm xương vào đun sôi.

Nước Luộc Vịt

Khi thấy nước đã sôi thì cho vịt vào luộc. Để lửa lớn cho nước sôi nhanh trở lại sau đó hạ lửa nhỏ để vịt chín từ từ mà không bị cạn nước.

Cách Luộc Vịt

Luộc thêm khoảng 20 phút. Kiểm tra xem vịt đã chín chưa bằng cách dùng đũa hoặc tâm châm vào phần đùi vịt. Khi thấy vịt đã chín thì tắt bếp, đậy nắp ủ vịt thêm khoảng 10 phút rồi vớt vịt ra. Chặt vịt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Chặt Thịt Vịt

Xếp thịt vịt ra đĩa, chú ý lật bề mặt da vịt lên trên và trang trí thêm vài cọng rau thơm cho đẹp mắt.

Xếp Thịt Vịt Ra đĩa

Bước 3: Nấu cháo

Tiếp tục cho phần gạo đã rang vào nồi nước luộc vịt. Đun nhỏ lửa lớn cho nước dùng sôi trở lại rồi hạ nhỏ lửa để cháo nở dần và không bị trào. Thỉnh thoảng khuấy đều để gạo không dính vào đáy nồi.

Khi gạo bắt đầu nở bung thì nêm vào 1 muỗng cà phê muối, một muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm. Nêm nếm và gia giảm lượng gia vị cho hợp khẩu vị của gia đình.

Nấu Cháo

Bước 4: Làm nước mắm gừng chấm thịt vịt

Cho vào chén 2 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh nước cốt chanh, 1/4 muỗng cà phê bột ngọt. Khuấy hỗn hợp cho tan hết gia vị. Nêm nếm cho vị chua mặn ngọt hài hòa. Sau cùng cho thêm 1 muỗng canh tỏi ớt băm, 1 muỗng canh gừng băm rồi trộn đều.

Nên pha nước mắm gừng hơi keo, như vậy chấm thịt vịt sẽ ngon hơn. Vì vậy bạn không cần cho nước hoặc cho rất ít nước để nước mắm keo lại.

Nước Mắm Gừng

Bước 5: Làm gỏi bắp cải ăn kèm

Cho phần bắp cải và cà rốt bào sợi vào thau lớn giúp dễ trộn đều. Dùng kéo cắt nhỏ rau răm cho vào thau.

Pha nước trộn gỏi theo tỷ lệ 1 giấm: 2 đường. Cho thêm vào nước giấm đường một chút muối (khoảng 1/4 muỗng cà phê) cho có vị mặn, một ít hành tím bào mỏng, tỏi và ớt bằm nếu thích. Khuấy đều hỗn hợp rồi rưới lên phần bắp cải và cà rốt đã chuẩn bị.

Trộn GỏiGắp gỏi ra đĩa, rắc thêm một ít hành phi và đậu phộng lên trên.

Gắp Gỏi Ra đĩa

Mách mẹ công thức nấu cháo lươn cho bé thơm ngon bổ dưỡng

Cháo Lươn Cho Bé

Cháo lươn cho bé được đánh giá là một món ăn bổ dưỡng và lành tính. Thịt lươn có vị thơm, ngọt và mềm rất dễ chế biến thành món ăn cho bé. Trong 100gr thịt lươn có chứa đến 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo. Ngoài ra trong thịt lươn còn có nhiều nguyên tố vi lượng khác như vitamin A, B1, B6, natri, canxi…

Cháo Lươn Mồng Tơi

Các món cháo lươn cho bé ăn dặm có tác dụng tăng cường chức năng và phát triển của cơ bắp đồng thời xây dựng các tế bào máu khỏe mạnh. Thịt lươn còn giúp bé sáng mắt, cải thiện sự tậm trung và trí thông minh. Ngoài ra ăn thịt lươn còn giúp duy trì và cải thiện hệ miễn dịch giúp bé khỏe mạnh.

Hãy cùng tham khảo một số công thức nấu cháo lươn cho bé ngay nhé!

Cháo lươn bí đỏ cho bé

 

Cháo Lươn Bí đỏ

Nguyên liệu

Lươn tươi: 200 gram

Bí đỏ: 50 gram

Gạo ngon: 50 gram

Hành lá hoặc rau mùi tây

Nước mắm, dầu ăn

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt lươn mua về rửa sạch nhớt, sau đó cắt thành từng khúc ngắn rối tiến hành lọc bỏ xương. Cắt thịt lươn thành miếng nhỏ, vừa ăn

Sơ Chế Thịt Lươn

Ướp thịt lươn với một chút nước mắm và chút tiêu để khử mùi tanh. Nếu bé không thể ăn cay thì bạn không cần phải bỏ tiêu

Gạo tẻ vo sạch rồi để ráo nước.

Vo Gạo

Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt miếng nhỏ

Sơ Chế Bí đỏ

Bước 2: Nấu cháo

Cho bí đỏ vào nồi hấp chín mềm. Vớt bí đỏ ra tô, dùng nĩa tán nhuyễn

Tán Nhuyễn Bí đỏ

Đun sôi khoảng 500ml nước, cho phần gạo đã vo vào nấu cháo. Khi cháo đã nở bung thì cho phần bí đỏ tán nhuyễn vào. Khuấy đều để bí đỏ hòa quyện vào cháo.

Nấu Cháo

Tiếp tục cho phần lươn đã ướp vào cháo nấu cùng. Để cháo sôi trở lại khoảng 10 phút cho lươn chín kỹ. Nêm nếm thêm gia vị theo khẩu vị của bé. Sau đó đợi cháo sôi trở lại thì tắt bếp.

Thành phẩm món cháo lươn bí đỏ

Múc cháo ra tô. Rắc thêm chút hành ngò xắt nhuyễn để gia tăng hương vị. Món cháo lươn bí đỏ thơm ngon bổ dưỡng với thịt lươn thơm mềm mang lại món ăn dặm phong phú cho bé.

Cháo Lươn Bí đỏ

Cháo lươn cà rốt

Cháo Lươn Cà Rốt

Nguyên liệu

Thịt lươn: 100gr

Cà rốt: 1/2 củ

Gạo tẻ: 50gr

Hành tím: 1 củ

Gừng tươi: 1 đốt nhỏ

Gia vị: Dầu ăn cho bé, nước mắm

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt lươn làm sạch và rửa sạch nhớt. Cắt thịt lươn thành từng đoạn ngắn.

Cà rốt bào vỏ, rửa sạch rồi cắt thành hạt lựu nhỏ

Gạo tẻ vo thật sạch rồi để ráo nước

Cho khoảng 250 ml nước lọc vào nồi. Xắt thêm vài lát hành tím và vài lát gừng thả vào. Đợi nước thật sôi thì cho lươn vào luộc. Luộc lươn khoảng 10 phút thì vớt lươn ra.

Lọc giữ lại phần nước luộc lươn để nấu cháo.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Nấu cháo

Cho gạo và phần nước luộc lươn vào nồi. Nấu cho đến khi thấy cháo sôi thì cho phần cà rốt vào nấu cùng.

Khuấy đều để cháo không bị dính vào nồi. Hầm cháo cho đến khi thấy cà rốt chín mềm thì tiến hành cho thịt lươn vào.

Để dễ tán hoặc xay nhỏ cháo cho bé ăn dặm, trước khi cho lươn vào cháo bạn cần gỡ bỏ hết phần xương cứng.

Nấu cho cháo sôi trở lại thì nêm vào 1 muỗng canh dầu ăn và một chút nước mắm (tùy theo khẩu vị) rồi tắt bếp

Bước 2: Nấu cháo

Thành phẩm món cháo lươn cà rốt

Cháo lươn cà rốt có vị ngọt đặc trưng của thịt lươn và cà rốt, cộng thêm màu vàng đẹp mắt của cà rốt chắc chắn sẽ rất kích thích sự thèm ăn của bé. Món cháo lươn cà rốt rất bổ dưỡng và tốt cho bé. Các mẹ hãy lưu ngay công thức để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé nhé!

Cháo Lươn Cà Rốt

Cháo lươn khoai tím

Cháo Lươn Khoai Lang

Nguyên liệu

Lươn: 1 con vừa khoảng 250gr

Khoai lang tím: 2 củ nhỏ

Gạo tẻ: 100gr

Rau mùi tây

Gia vị: Dầu ăn, nước mắm

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế

Thịt lươn mua về rửa sạch nhớt. Sau đó cắt thành từng khúc nhỏ. Lọc phần xương luon để riêng, phần thịt để riêng

Khoai tím bào vỏ, rửa sạch. Sau đó cắt khoai theo thành hạt lựu nhỏ. Để khoai không bị thâm đen, bạn nên ngâm khoai vào nước muối loãng để khoai ra hết nhựa

 Bước 2: Luộc và ướp thịt lươn

Đun sôi khoảng 500ml nước lọc rồi cho phần thịt lươn vào luộc chín. Khi thấy thịt lươn đã chín thì vớt thịt lươn ra để ráo. Tiếp tục cho phần xương lương vào ninh khoảng 30 phút để lấy nước ngọt và chất dinh dưỡng.

Lọc phần nước hầm xương qua rây có lỗ nhỏ để loại bỏ các mảnh xương nhỏ

Ướp thịt lươn với một 1/2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng canh dầu ăn rồi trộn đều. Nếu bé có thể ăn tiêu thì bạn có thể thêm chút tiêu cho thịt lươn thơm và khử mùi tanh

Ướp Thịt Lươn

Bước 3: Nấu cháo

Cho 500ml nước lọc vào nồi. Cho gạo vào cùng để tiến hành nấu cháo. Khi cháo bắt đầu nở thì cho phần khoai lang tím và nước hầm xương vào nấu cùng.

Khi thấy khoai đã chín mềm, cháo cũng nở bung hoàn toàn thì cho thịt lươn đã ướp vào. Nêm nếm tùy theo khẩu vị của bé rồi đợi cháo sôi trở lại thì tắt bếp.

Thành phẩm món cháo lươn khoai tím

Múc cháo ra tô, trang trí thêm chut rau mùi cho đẹp mắt. Cháo có vị ngọt đặt trưng của thịt lươn và màu sắc đẹp mắt đặc trưng của khoai tím chắc chắn sẽ rất kích thích sự tò mò và thích thú của bé.

Cháo Lươn Khoai Lang

Mách mẹ những cách làm sạch lươn dễ dàng để nấu cháo lươn cho bé

Lươn là loài có nhiều chất nhờn trên da. Đồng thời môi trường sống trong sình lầy nên có nhiều mùi tanh Vì vậy rất nhiều bà mẹ có tâm lý ngại khi chế biến lươn nên đã loại bỏ lươn hoàn toàn ra khỏi các món ăn dặm cho bé. Những cách sau đây sẽ giúp các bạn làm sạch lươn một cách dễ dàng.

Cách 1: Muối và phèn chua

Nếu bạn mua lươn còn sống. Hãy để lươn trong túi nilong, sau đó rắc vào một chút muối hột và bột phèn chua. Khi bị rắc muối, lươn sẽ chết và phèn chua giúp loại bỏ nhớt trên da. bạn chỉ cần dùng dao cạo sạch nhớt dưới vòi nước. Sau đó cắt đầu và rạch bụng lươn để lấy hết phần ruột lươn ra ngoài. Rửa lại thật sạch bụng lươn cho sạch máu bên trong

Cách 2: Muối và nước sôi

Cũng tương tự như cách 1, bạn cho lươn vào một túi nilong rồi rắc muối vào cho lươn chết. Khi thấy lươn không còn động đậy nữa, bạn hãy rạch bụng và moi ruột lươn. Sau đó tiến hành nấu nước sôi rồi chế lên bề mặt da lươn. Lúc này chất nhờn trên da sẽ đọng lại thành những mảng trắng. Bạn dùng dạo cạ sạch lớp mảng trắng rồi rửa lại với nước cho thật sạch

Cách 3: Cho lươn vào ngăn đông

Bạn cho lươn sống vào 1 túi ni lông. Sau đó buộc kín lại và để vào ngăn đông của tủ lạnh. Khoảng 2 tiếng sau, bạn lấy lươn ra và ngâm vào nước rồi dùng khăn sạch vuốt nhẹ vào mình lươn, bạn sẽ thấy chất nhờn trôi tuột một cách rất dễ dàng.

Những lưu ý khi chế biến món cháo lươn cho bé

Mặc dù thịt lươn rất bổ dưỡng và tốt cho sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên trong thịt lươn lại ẩn chứa nhiều nguy cơ có hại. Do đặc trưng môi trường sống trong bùn lầy và thói quen ăn tạp của lươn nên trong thịt lươn có thể chứa nhiều ký sinh trùng và giun sán. Vì vậy khi chế biến món ăn cho bé với thịt lươn, các bà mẹ cần phải nấu chín thật kỹ để loại bỏ hết trứng giun và mầm móng ký sinh trùng.

Trong thịt lươn không quá nhiều xương như cá. Tuy nhiên khi chế biến món cháo lươn các bà mẹ cũng cần lưu ý lọc xương thật kỹ, không nên chủ quan để tránh bé bị hóc xương.

Bạn cũng nên tận dụng phần xương lươn sau khi lóc ra để hầm nước dùng nấu cháo vì rất thơm và ngọt

Chỉ nên chọn lươn còn sống rồi nhờ người bán làm sạch ruột lươn nếu bạn không thông thạo cách làm lươn. Không nên mua lươn đã chết vì có thể chứa các hợp chất gây hại cho hệ tiêu hóa non yếu của bé. Nên chọn lươn to khoảng từ 250gr trở lên sẽ ngon hơn. Đồng thời bạn sẽ dễ lọc xương hơn so với lươn nhỏ.

 

Cách làm món gỏi gà giòn rụm chua ngọt đậm đà vô cùng kích thích

Gỏi Gà

Gỏi gà vốn là một món ăn dân dã miền quê với các nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà hoặc gian bếp của các gia đình. Ngày nay món gỏi gà trở nên khá phổ biến bởi đây là món ăn ngon, không ngán với vị chua chua ngọt ngọt rất kích thích vị giác. Hãy cùng tìm hiểu một số công thức làm món gỏi gà ngay sau đây nhé!

Gỏi gà bắp chuối

Nguyên liệu

Thịt gà: 1/4 con

Bắp chuối: 1 cái

Hành tây: 1 củ

Cà rốt: 1 củ vừa

Rau răm: 1 bó nhỏ

Chanh: 3 trái

Ớt: 3 trái

Đậu phộng rang: 1/4 chén

Tỏi: 1 củ

Gia vị: Nước mắm, muối, đường, bột ngọt

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt gà rửa với nước muối loãng rồi xả lại với nước lạnh cho thật sạch, để ráo.

Cho nước vào thau. Cắt 1 trái chanh, vắt nước cốt chanh vào thau rồi thả luôn cả tóp chanh vào. Cho thêm 1 /2 muỗng canh muối rồi quậy đều cho tan.

Bắp chuối lột bỏ lớp vỏ già màu đỏ sẫm, nhụy hoa và cùi ở giữa. Sau đó dùng dao bào thành sợi mỏng. Ngâm bắp chuối bào vào thau nước chanh muối đã pha để bắp chuối ra hết nhựa, không bị thâm đen. Sau đó rửa sạch lại với nước rồi vớt ra để ráo.

Cà rốt bào vỏ, rửa sạch sau đó thái sợi nhuyễn. Cho cà rốt vào tô ngâm với 1 muỗng canh nước cốt chanh và 2 muỗng canh đường rồi để vào tủ lạnh.

Hành tây lột vỏ, chẻ đôi rồi thái sợi mỏng. Cho hành tây vào thau nước đá lạnh để khử mùi hăng và giúp hành tây giòn hơn. Sau đó bạn cũng tiến hành ngâm hành tây chua ngọt như cà rốt rồi để vào tủ lạnh.

Rau răm nhặt lá, rửa sạch rồi cắt nhỏ.

Đậu phộng rang bỏ vỏ rồi cho vào cối giã sơ.

Tỏi, ớt lột vỏ, rửa sạch rồi băm cho thật nhuyễn.

Khi thấy gà đã chín, vớt gà ra cho nguội bớt rồi xé nhỏ thịt gà. Bỏ bớt những mảnh xương lớn để dễ trộn gỏi.

Xé nhỏ thịt gà

Bước 3: Pha nước trộn gỏi

Cho vào chén 3 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh ớt tỏi băm làm nước trộn gỏi. Khuấy đều cho tan.

Bước 4: Trộn gỏi

Vớt hành tây, cà rốt đã ngâm ra rổ cho ráo. Có thể vắt nhẹ cho nước chảy bớt ra ngoài giúp món gỏi ngon hơn.

Cho tất cả nguyên liệu gồm thịt gà, bắp chuối, cà rốt, hành tâh vào thau lớn. Rưới phần nước mắm đã pha vào rồi trộn đều. Gia giảm gia vị cho vừa khẩu vị.

Tiếp tục cho phần rau răm, đậu phộng đã chuẩn bị vào. Chừa lại một ít để trang trí.

Bước 5: Trình bày

Cho gỏi gà ra đĩa. Rắc thêm một ít rau răm, đậu phộng lên trên.

Gỏi Gà Bắp Chuối

Gỏi gà bắp chuối thơm ngon, lạ miệng với hoa chuối giòn ngọt, gà thơm, dai ngon, thêm nước gỏi đậm đà thật hấp dẫn đúng không nào? Thưởng thức ngay nhé

Gỏi gà ngó sen

Nguyên liệu

Gà: 1/2 con

Ngó sen tươi: 300gr

Cà rốt: 1 củ vừa

Dưa leo: 1 quả

Hành tây: 1 củ

Rau răm: 1 bó nhỏ

Đậu phộng rang: 1/4 chén

Hành phi: 2 muỗng canh

Gia vị: Nước mắm, đường, giấm, muối, ớt, tỏi, chanh

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt gà mua về bạn nhặt sạch lông còn sót lại. Sau đó, rửa sạch gà bằng nước muối loãng để loại bỏ mùi hôi và để ráo.

Pha một thau nước muối loãng và một chút chút chanh. Cắt ngó sen thành đoạn khoảng 6cm rồi ngâm vào thau nước đã pha sẽ giúp ngó sen trắng hơn. Nếu cọng ngó sen to, bạn nên chẻ đôi cho vừa ăn và dễ ngấm gia vị. Rửa sạch ngó sen để ráo.

Sơ Chế Ngó Sen

Pha nước giấm đường với tỷ lệ 2 nước: 2 giấm: 4 đường rồi cho ngó sen vào ngâm. Đặt ngó sen vào trong tủ lạnh để ngó sen giòn hơn.

Dưa leo rửa sạch, cắt bỏ bớt phần ruột dưa. Sau đó xắt dưa leo thành sợi tương tự ngó sen.

Cà rốt bào vỏ, rửa sạch rồi cũng tiến hành thái sợi nhỏ.

Cho dưa leo, cà rốt vào thau rồi ngâm chua ngọt tương tự ngó sen.

Hành tây lột vỏ, cắt lát mỏng ngâm vào thau nước đá lạnh để khử mùi hăng.

Sơ Chế Nguyên Liệu

Rau răm nhặt lá rửa sạch, để ráo nước.

Đậu phộng rang giã nhỏ.

Bước 2: Luộc gà

Cho gà vào nồi, đổ nước ngập mặt gà. Nêm thêm chút gia vị cho thịt gà luộc đậm đà hơn. Đậy nắp luộc gà trong khoảng 30 phút.Luộc Gà (2)

Khi gà đã chín, vớt gà ra để nguội bớt. Xé nhỏ thịt gà cho vào tô. Không nên xé quá nhỏ sẽ không ngon.

Xé Nhỏ Thịt Gà

Bước 3: Pha nước trộn

Cho vào bát 2 muỗng canh nước cốt chanh, 4 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh tỏi ớt băm nhuyễn. Sau đó, khuấy đều cho các nguyên liệu hòa tan hết, nếm có vị chua cay mặn ngọt vừa phải là được.Pha Nước Mắm

Bước 4: Trộn gỏi

Vớt hành tây, cà rốt, dưa leo, ngó sen ra. Vắt nhẹ để các nguyên liệu ráo nước. Sau đó cho rau củ cùng với thịt gà vào thau lớn. Rưới phần nước trộn gỏi đã pha vào thau rồi đảo đều cho ngấm gia vị. Gia giảm gia vị để hợp khẩu vị của gia đình.

Cho vào tô lớn tất cả nguyên liệu đã sơ chế vào bao gồm: thịt gà, ngó sen, dưa leo, cà rốt, hành tây, rau răm.

Tiếp tục cho thêm phần nước trộn gỏi gà đã pha ở trên vào và đảo đều tất cả nguyên liệu. Có thể nêm nếm thêm cho vừa ăn.

Để gỏi sau khi trộn khoảng 15 – 20 phút để ngấm đều gia vị.

Trộn Gỏi Gà Ngó Sen

 

Bày ngó sen ra dĩa, trang trí cùng với một ít ớt tỉa hoa, rắc thêm lạc rang là có thể thưởng thức.

Gỏi Gà Ngó Sen

Nguyên liệu

Gà ta: 1 con khoảng 1,5kg

Măng cụt già: 2kg

Cà rốt: 1 củ

Hành tây: 1 củ

Rau húng lủi: một ít

Gia vị trộn gỏi gồm: Chanh, nước mắm, đường, ớt tươi, hành tỏi băm

Gia vị để hấp gà: Sả cây, lá chanh, muối hột

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế và hấp gà

Gà ta mua làm sẵn. Sau đó dùng muối chà xát lên toàn bộ thân gà để khử mùi hôi. Sau đó rửa sạch lại với nước. Chú ý nhổ bỏ phần lông còn sót lại nếu có rồi để gà ráo nước.

Lót giấy bạc dưới đáy nồi sau đó rải đều một lớp muối hột dày khoảng 2cm. Cho vài nhánh sả đập dập và một ít lá chanh vào bụng gà. Phần còn lại lót trên lớp muối hột rồi đặt gà vào nồi. Đậy nắp kín và đun lửa nhỏ trong khoảng 40 phút. Cách hấp gà này sẽ giúp vị ngọt giữ nguyên trong thịt gà.

Cách Hấp Gà

Nếu bạn thích gà có màu vàng tươi đẹp mắt thì bạn có thể pha hỗn hợp dầu mè và bột nghệ rồi thoa đều lên da gà trước khi hấp.

Khi gà đã chín, gắp gà ra để cho nguội bớt rồi xé gà thành những miếng nhỏ vừa ăn

Xé Nhỏ Thịt Gà

Bước 2: Sơ chế măng cụt và các nguyên liệu khác

Pha một thau nước muối loãng và vắt vào 1 trái chanh. Lột vỏ măng cụt, cho phần ruột trắng vào thau nước đã pha để ngâm cho măng cụt ra hết mủ và không bị thâm đen. Sau đó cắt măng cụt thành lát mỏng

Sơ Chế Măng Cụt

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch sau đó bào sợi. Hành tây lột vỏ, thái lát mỏng.

Sơ Chế Hành Tây, Cà Rốt

Rau húng lủi nhặt lá, rửa sạch rồi xắt nhỏ

Bước 3: Pha sốt trộn gỏi

Cho vào chén 3 muỗng canh nước mắm, 5 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh tỏi ớt băm sau đó trộn đều cho các gia vị tan đều vào nhau

Bước 4: Trộn gỏi

Cho tất cả nguyên liệu bao gồm thịt gà xé, măng cụt, hành tây, cà rốt, rau húng vào một thau lớn. Rưới hỗn hợp sốt đã pha lên trên rồi trộn cho thật đều để nguyên liệu ngấm gia vị. Gia giảm lượng gia vị cho vừa miệng.

Bước 5: Trình bày

Cho gỏi ra đĩa, trang thí thêm ớt tỉa hoa, đậu phộng rang hoặc hành phi tùy thích.

Gỏi Gà Măng Cụt

Gỏi gà bắp cải

Nguyên liệu

Gà ta: 1/2 con

Bắp cải: 1/4 cái

Hành tây: 1 củ

Cà rốt: 1 củ

Húng lủi: 1 nhánh

Ớt sừng: 2 trái

Chanh: 2 trái

Gia vị gồm có: giấm, nước mắm, đường, muối

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế và luộc gà

Thịt gà nhổ hết lông còn sót, sau đó dùng muối xát lên toàn bộ da gà. Rửa lại bằng nước cho thật sạch

Cho gà vào nồi, đổ nước ngập gà rồi bắc lên bếp luộc chín.

Khi gà đã chín, vớt gà ra cho nguội bớt. Sau đó lọc bỏ xương rồi xé nhỏ thịt gà.

Bước 2: Sơ chế các loại rau củ

Bắp cải cắt bỏ cùi. Sau đó xắt sợi nhuyễn. Rửa bắp cải với nước sạch rồi để ráo nước

Xắt Nhuyễn Bắp Cải

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi bào sợi. Hành tây lột vỏ, thái sợi tương tự cà rốt.

Cho hành tây và cà rốt vào thau. Quậy đều một chén giấm đường theo tỷ lệ 2 giấm: 4 đường. Rưới đều lên hành tây và cà rốt, trộn đều rồi để vào tủ lạnh cho ngấm.

Sơ Chế Hành Tây

Húng lủi nhặt lá, rửa sạch rồi thái nhỏ. Ớt sừng bỏ bớt hạt rồi băm nhuyễn

Bước 3: Pha sốt trộn gỏi

Cho vào chén 2 muỗng canh nước cốt chanh, 4 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 1/4 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh ớt sừng băm nhuyễn. Trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Nêm nếm thử cho và gia giảm gia vị cho vừa miệng.

Pha Sốt Trộn

Bước 4: Trộn gỏi

Cho tất cả nguyên liệu gồm thịt gà, hành tây, bắp cải, cà rốt, rau húng vào thau lớn. Rưới hỗn hợp sốt trộn đã pha sẵn vào thau. Trộn đều các nguyên liệu rồi để thấm gia vị khoảng 5 phút.

Trộn Thịt Gà Và Rau Củ

Bước 5: Trình bày

Cho gỏi gà ra đĩa, trang trí thêm ít húng lủi lên trên cho đẹp mắt. Dùng kèm với bánh phồng tôm và một ít nước mắm chua ngọt cho đậm vị.

Thành Phẩm

Món gỏi gà đạt yêu cầu phải có vị chua, ngọt, mặn hài hòa. các loại rau củ giòn ngọt. Thịt gà săn dai và thơm. Để món gỏi gà ngon hơn, bạn nên chọn loại gà ta thả vườn. Các loại rau củ sau khi sơ chế nên để vào tủ lạnh để giữ được độ giòn.

Trên đây là một vài gợi ý cho bạn về cách làm gỏi gà rất ngon mà không ngán. Bạn có thể thực hiện món ăn này như là món khai vị cho các bữa tiệc hoặc đổi vị cho các bữa ăn hàng ngày cho gia đình.

 

Món ngon mới cập nhật